Tình hình doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam như thế nào? Sự phát triển kinh tế tác động đến người lao động ra sao?

Cho tôi hỏi là tình hình doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam như thế nào? Sự phát triển kinh tế tác động đến người lao động ra sao? Câu hỏi của anh T.T (Bến Tre).

Tình hình doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam như thế nào?

Theo Tổng cục Thống kê có đề cập về tình hình doanh nghiệp trong 3 năm qua, nền kinh tế của Việt Nam nói chung, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng gặp nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có những vấn đề chưa có tiền lệ, ảnh hưởng mạnh tới số lượng doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp ngừng hoạt động, nổi bật là:

Năm 2021, sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ tư cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài (đặc biệt là quý III/2021) đã tác động tiêu cực đến cộng đồng doanh nghiệp.

Số doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2021 đạt 116,8 nghìn doanh nghiệp, giảm 13,4% so với năm trước; vốn đăng ký đạt 1.611,1 nghìn tỷ đồng, giảm 27,9%. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2021 đạt 13,8 tỷ đồng, giảm 16,8% so với năm trước.

Bên cạnh đó, còn có 43,1 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (giảm 2,2% so với năm 2020), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2021 lên gần 160 nghìn doanh nghiệp, giảm 10,7% so với năm trước. Bình quân một tháng có 13,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Năm 2021, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn gần 55 nghìn doanh nghiệp, tăng 18% so với năm trước. Bình quân một tháng có gần 10 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Số doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2022 đạt 148,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 27,1% so với năm trước; vốn đăng ký đạt 1.590,9 nghìn tỷ đồng, giảm 1,3%. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2022 đạt 10,7 tỷ đồng, giảm 22,3% so với năm trước. Bình quân một tháng có 17,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Năm 2022, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 73,8 nghìn doanh nghiệp, tăng 34,3% so với năm trước; gần 50,8 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 5,5%; 18,6 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 11,2%. Bình quân một tháng có 11,9 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Trong 9 tháng năm 2023, dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng vẫn có trên 165 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, trong đó đa số là doanh nghiệp thành lập mới (trên 116 nghìn doanh nghiệp).

Đặc biệt, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động (165,2 nghìn doanh nghiệp) vẫn lớn hơn số doanh nghiệp tạm ngừng và rút lui khỏi thị trường (135,1 nghìn doanh nghiệp), cho thấy lực lượng doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng trưởng, là một kết quả đáng ghi nhận khi đặt trong bối cảnh quốc tế, trong nước có rất nhiều khó khăn, biến động.

Xem chi tiết: https://gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/10/tinh-hinh-doanh-nghiep-nhung-nam-gan-day-va-giai-phap-phat-trien-trong-giai-doan-toi/

Tình hình doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam như thế nào? Sự phát triển kinh tế tác động đến người lao động ra sao?

Tình hình doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam như thế nào? Sự phát triển kinh tế tác động đến người lao động ra sao?

Sự phát triển kinh tế tác động đến người lao động ra sao?

Theo đó tình hình doanh nghiệp, sự phát triển kinh tế có tác động đáng kể đến người lao động và cuộc sống của họ theo nhiều cách khác nhau:

Cơ hội việc làm: Sự phát triển kinh tế thường đi kèm với tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới. Các doanh nghiệp mở rộng hoặc mới nở, và các ngành công nghiệp khác nhau phát triển, tạo ra nhu cầu về lao động. Điều này có thể giúp giảm mức thất nghiệp và tạo ra cơ hội cho người lao động tìm kiếm công việc tốt hơn hoặc phù hợp hơn với nhu cầu và kỹ năng của họ.

Tăng thu nhập: Sự phát triển kinh tế thường dẫn đến tăng thu nhập cho người lao động. Các công ty có khả năng trả lương cao hơn và cung cấp các phúc lợi và chế độ làm việc tốt hơn trong một môi trường kinh tế phát triển. Người lao động có cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.

Cải thiện điều kiện làm việc: Sự phát triển kinh tế thường đi kèm với sự cải thiện của điều kiện làm việc. Các công ty cần thu hút và duy trì nguồn nhân lực tốt nhất, vì vậy họ có thể cung cấp môi trường làm việc tốt hơn, nâng cao an toàn lao động và cung cấp cơ hội đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên.

Phát triển kỹ năng: Sự phát triển kinh tế thường đi kèm với sự nâng cao kỹ năng và trình độ của người lao động. Các doanh nghiệp cần nhân lực có kỹ năng cao hơn để cạnh tranh hiệu quả trong môi trường kinh tế phát triển. Do đó, họ thường đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, giúp người lao động cải thiện kỹ năng và nâng cao khả năng làm việc.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng sự phát triển kinh tế có thể không đồng đều và không luôn đem lại lợi ích cho tất cả người lao động. Nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như chính trị, xã hội và vùng địa lý, có thể ảnh hưởng đến cách sự phát triển kinh tế tác động đến người lao động. Chính phủ và tổ chức cần đảm bảo rằng lợi ích của sự phát triển kinh tế được phân phối một cách công bằng và bền vững.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Mức lương tối thiểu hiện tại của người lao động Việt Nam là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích về mức lương tối thiểu như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
...

Như vậy, mức lương tối thiểu có thể coi là mức lương tối thấp mà người lao động có thể nhận được khi thực hiện công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động thông thường.

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
lương tối thiểu
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy, hiện tại người lao động Việt Nam được chi trả mức lương tuỳ theo năng lực, thoả thuận của mình tuy nhiên không được thấp hơn mức tối thiểu theo quy định trên.

Tình hình doanh nghiệp Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tình hình doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam như thế nào? Sự phát triển kinh tế tác động đến người lao động ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tình hình doanh nghiệp Việt Nam
5,852 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào