Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính là gì?

Bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào?

Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính là gì?

Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 40/2022/TT-BTC có quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính cần đáp ứng sau đây:

- Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012 và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012 được xem xét bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính.

- Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp 2012 được xem xét lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.

Trong trường hợp người không có trình độ đại học theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp 2012 nhưng có kiến thức chuyên môn sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám định thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính là gì?

Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính là gì?

Yêu cầu về hồ sơ bổ nhiệm thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính gồm các giấy tờ nào?

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 40/2022/TT-BTC có quy định về Hồ sơ bổ nhiệm thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính như sau:

Hồ sơ bổ nhiệm thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Luật Giám định tư pháp 2012; khoản 4, khoản 6 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020Thông tư 11/2020/TT-BTP.

Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 40/2022/TT-BTC, hồ sơ bổ nhiệm, cấp thẻ, miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp tại Bộ Tài chính được thực hiện như sau:

- Hồ sơ bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính tại Bộ Tài chính:

+ Văn bản đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp của đơn vị thuộc Bộ Tài chính nơi người được đề nghị bổ nhiệm đang công tác.

+ Bản sao các văn bằng chứng minh được đào tạo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012; văn bản công nhận của cấp có thẩm quyền đối với văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.

+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cấp có thẩm quyền.

+ Xác nhận thời gian hoạt động chuyên môn của người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2022/TT-BTC.

Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp có thời gian thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo tại đơn vị khác thuộc Bộ Tài chính hoặc tại các cơ quan, tổ chức khác (đơn vị khác) trước khi được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp thì thời gian hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo của người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp bao gồm thời gian thực tế làm việc tại đơn vị đề nghị và thời gian thực tế làm việc tại đơn vị khác.

+ 02 ảnh chân dung cỡ 2cm x 3cm (chụp trong thời gian 06 tháng gần nhất) của người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp.

- Hồ sơ miễn nhiệm giám định viên tư pháp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính tại Bộ Tài chính:

+ Văn bản đề nghị miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp của đơn vị thuộc Bộ Tài chính quản lý giám định viên tư pháp hoặc đơn xin miễn nhiệm của giám định viên tư pháp.

+ Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp miễn nhiệm theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020.

Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công từ ngày 20/5/2025, cụ thể thế nào?

Ngày 04/04/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 08/2025/QĐ-TTg về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp, trong đó có quy định về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo vụ việc.

Theo đó, căn cứ tại Điều 2 Quyết định 08/2025/QĐ-TTg có quy định về Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công có hiệu lực từ ngày 20/5/2025 sau đây:

- Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công được áp dụng đối với việc giám định tư pháp trong các lĩnh vực: kỹ thuật hình sự; tài chính; ngân hàng; văn hóa; xây dựng; nông nghiệp và môi trường; khoa học và công nghệ; công thương; tư pháp và các lĩnh vực khác mà không thuộc quy định tại Điều 3 Quyết định 08/2025/QĐ-TTg.

- Mức bồi dưỡng giám định tư pháp cho một người giám định chuyên trách trong các lĩnh vực giám định quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 08/2025/QĐ-TTg được quy định:

+ Mức 400.000 đồng/ngày áp dụng đối với việc giám định không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c của khoản này;

+ Mức 500.000 đồng/ngày áp dụng đối với việc giám định phức tạp về chuyên môn; hoặc phải tiếp xúc với đối tượng giám định mang nguồn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc phải giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc nhóm B quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007; hoặc phải thực hiện giám định trong môi trường bị ô nhiễm nhưng không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản này;

+ Mức 600.000 đồng/ngày áp dụng đối với việc giám định phải tiếp xúc với đối tượng giám định nhiễm HIV/AIDS, mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm hoặc phải thực hiện giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm A quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007; hoặc phải tiếp xúc với chất phóng xạ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, hóa chất nguy hiểm theo quy định của Chính phủ hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.

- Mức bồi dưỡng giám định tư pháp cho một người giám định kiêm nhiệm trong các lĩnh vực giám định quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 08/2025/QĐ-TTg được quy định như sau:

+ Mức 500.000 đồng/ngày áp dụng đối với việc giám định không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c của khoản này;

+ Mức 700.000 đồng/ngày áp dụng đối với việc giám định phức tạp về chuyên môn đòi hỏi phải do người giám định tư pháp là chuyên gia thực hiện; hoặc phải tiếp xúc với đối tượng giám định mang nguồn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc phải giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc nhóm B quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; hoặc phải thực hiện giám định trong môi trường bị ô nhiễm nhưng không thuộc trường hợp quy định tại điểm c của khoản này;

+ Mức 1.000.000 đồng/ngày áp dụng đối với việc giám định phải tiếp xúc với đối tượng giám định trong điều kiện nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng; đối tượng giám định mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm hoặc phải thực hiện giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm A quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007; hoặc phải tiếp xúc với chất phóng xạ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, hóa chất nguy hiểm theo quy định của Chính phủ hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.

- Ngày công thực hiện giám định tư pháp được tính là 8 giờ thực hiện giám định. Số tiền bồi dưỡng cho một việc giám định được tính như sau:

Số tiền bồi dưỡng = (Số giờ giám định x mức bồi dưỡng một ngày công) / 8 giờ

Thời gian, khối lượng công việc cần thiết cho việc thực hiện giám định theo quy trình thực hiện giám định chuẩn của từng lĩnh vực giám định do bộ, cơ quan ngang bộ quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp quy định.

- Trường hợp thời gian thực hiện giám định vượt quá 8 giờ/ngày thì tổng thời gian làm giám định tăng thêm không vượt quá 300 giờ/năm.

- Trường hợp phải thực hiện giám định tư pháp vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức bồi dưỡng được tính bằng 02 lần mức bồi dưỡng giám định tư pháp tương ứng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 2 Quyết định 08/2025/QĐ-TTg.

Trường hợp phải thực hiện giám định tư pháp vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định thì mức bồi dưỡng được tính bằng 03 lần mức bồi dưỡng giám định tư pháp tương ứng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 2 Quyết định 08/2025/QĐ-TTg.

Giám định viên tư pháp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính là gì?
Lao động tiền lương
Miễn nhiệm giám định viên tư pháp khi bị xử lý kỷ luật ở mức độ nào?
Lao động tiền lương
Giám định viên tư pháp phải có trình độ học vấn thế nào?
Lao động tiền lương
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp lĩnh vực thông tin và truyền thông gồm những thành phần nào?
Lao động tiền lương
08 trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp lĩnh vực thông tin và truyền thông là gì?
Lao động tiền lương
Giám định viên tư pháp từ chối giám định phải thông báo cho người yêu cầu giám định trong thời hạn bao lâu?
Lao động tiền lương
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp có buộc phải có Phiếu lý lịch tư pháp không?
Lao động tiền lương
Người đã bị kết án có được bổ nhiệm giám định viên tư pháp không?
Lao động tiền lương
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp gồm những gì?
Lao động tiền lương
Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm cần có thời gian hoạt động chuyên môn bao lâu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giám định viên tư pháp
26 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào