Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp lĩnh vực thông tin và truyền thông gồm những thành phần nào?
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp lĩnh vực thông tin và truyền thông gồm những thành phần nào?
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm là căn cứ quan trọng để đánh giá năng lực của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp, theo đó, căn cứ tại Điều 7 Thông tư 25/2024/TT-BTTTT quy định:
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp
1. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp
a. Công văn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của thủ trưởng đơn vị hoặc đơn của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
b. Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
c. Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức thì không cần có Phiếu lý lịch tư pháp.
d. Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm hoặc người có đơn đề nghị bổ nhiệm làm việc.
2. Trình tự, thủ tục cấp thẻ giám định viên tư pháp được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 11/2020/TT-BTP ngày 31/12/2020 của Bộ Tư pháp quy định về mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp.
Như vậy, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp lĩnh vực thông tin và truyền thông bao gồm các thành phần giấy tờ sau đây:
- Công văn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của thủ trưởng đơn vị hoặc đơn của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 25/2024/TT-BTTTT.
- Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức thì không cần có Phiếu lý lịch tư pháp.
- Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm hoặc người có đơn đề nghị bổ nhiệm làm việc.
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp lĩnh vực thông tin và truyền thông gồm những thành phần nào?
Tiêu chuẩn công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 25/2024/TT-BTTTT quy định:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp, công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc
...
2. Công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc
a) Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
b) Trường hợp người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám định thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
Chiếu theo quy định trên, tiêu chuẩn được công nhận là người giám định tư pháp theo vụ việc bao gồm:
- Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam và đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 25/2024/TT-BTTTT
- Có kiến thức chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám định trong trường hợp không có trình độ đại học.
Người thuộc trường hợp nào không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Luật giám định tư pháp 2012 quy định:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp
...
2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
c) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Như vậy, người thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
- Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
*Thông tư 25/2024/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 15/02/2025.











- Hướng dẫn 01: Quyết định tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC phải đồng thời thực hiện nội dung gì?
- Chốt mức lương mới của CBCCVC thay thế lương cơ sở 2,34 triệu sau 2026 được xây dựng như thế nào theo đề xuất?
- Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa 30 4 tại TP.HCM? Người lao động tại TP.HCM được nghỉ bao nhiêu ngày dịp lễ này?
- Lịch nghỉ lễ 30 4 1 5 của Nhà nước khác gì so với với tư nhân? Đi làm vào ngày nghỉ lễ thì được trả lương như thế nào?
- Sau sáp nhập tỉnh: Có thay đổi số lượng cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý cấp tỉnh hay không?