Thông tư 19: Toàn bộ đối tượng được hưởng chế độ, chính sách khi sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy trong Quân đội bao gồm những ai?
- Thông tư 19: Toàn bộ đối tượng được hưởng chế độ, chính sách khi sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy trong Quân đội bao gồm những ai?
- Cách xác định thời gian và hạn tuổi để tính hưởng chính sách, chế độ theo Thông tư 19 được quy định như thế nào?
- Chính sách đối với trường hợp được kéo dài thời gian công tác theo Thông tư 19 được quy định như thế nào?
Thông tư 19: Toàn bộ đối tượng được hưởng chế độ, chính sách khi sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy trong Quân đội bao gồm những ai?
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 19/2025/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Cụ thể, Thông tư 19/2025/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy; tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ; cán bộ không đủ tuôi tái cử, tái bô nhiệm hoặc đủ điều kiện về tuôi tái cử, tái bố nhiệm; cán bộ đang tham gia cấp ủy ở các đảng bộ phải kết thúc hoạt động theo quy định tại Điều 7, 8, 9, 10, 11 và Điều 14 Nghị định 178/2024/NĐ-CP; các khoản 5, 6, 7, 8, 9, 10 và khoản 11 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 19/2025/TT-BQP quy định:
Đối tượng áp dụng
1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng.
2. Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo, quản lý.
3. Công chức, viên chức không giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý.
4. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
5. Lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước,
6. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Theo đó, các đối tượng được hưởng chế độ, chính sách khi sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy trong Quân đội bao gồm:
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng.
- Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo, quản lý.
- Công chức, viên chức không giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý.
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
- Lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước,
- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Tải Thông tư 19/2025/TT-BQP: Tải về.
Thông tư 19: Toàn bộ đối tượng được hưởng chế độ, chính sách khi sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy trong Quân đội bao gồm những ai? (Hình từ Internet)
Cách xác định thời gian và hạn tuổi để tính hưởng chính sách, chế độ theo Thông tư 19 được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 19/2025/TT-BQP quy định cách xác định thời gian và hạn tuổi để tính hưởng chính sách chế độ như sau:
- Số tháng nghỉ hưu trước tuổi để tính hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm là số tháng tính từ tháng hưởng lương hưu hằng tháng theo quyết định của cấp có thẩm quyền so với hạn tuổi hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 5 Điều 5 Thông tư 19/2025/TT-BQP; tối đa không quá 60 tháng.
- Số năm nghỉ hưu trước tuổi để tính hưởng trợ cấp cho số năm nghỉ sớm là số năm được tính từ tháng hưởng lương hưu hằng tháng theo quyết định của cấp có thẩm quyền so với hạn tuổi hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 5 Điều 5 Thông tư 19/2025/TT-BQP; nếu có số tháng lẻ thì được làm tròn theo nguyên tắc: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 0,5 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.
- Thời gian để tính hưởng trợ cấp phục viên, trợ cấp thôi việc hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 10, điểm a khoản 1 Điều 11 và điểm a khoản 1 Điều 12 Thông tư 19/2025/TT-BQP thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP; tối đa không quá 60 tháng.
- Thời gian để tính hưởng trợ cấp theo số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hướng dẫn tại điểm b, điểm c khoản 1, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 6; điểm b khoản 1 Điều 10, điểm b khoản 1 Điều 11, điểm b khoản 1 Điều 12 Thông tư 19/2025/TT-BQP thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
- Cách xác định hạn tuổi phục vụ cao nhất hoặc tuổi nghỉ hưu đối với các đối tượng để tính hưởng chính sách, chế độ nghỉ hưu trước tuổi:
+ Hạn tuổi phục vụ cao nhất
Đối với sĩ quan thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024.
Đối với quân nhân chuyên nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015.
Đối với công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015.
+ Tuổi nghỉ hưu
Đối với công chức quốc phòng; lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước; công chức; viên chức thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025); Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP.
Đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Cơ yếu 2011; Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP.
+ Cấp bậc quân hàm để xác định hạn tuổi cao nhất đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp
Cấp bậc quân hàm để xác định hạn tuổi cao nhất là cấp bậc quân hàm của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp ghi trong quyết định nghỉ hưu (nghỉ chuẩn bị hưu) của cấp có thẩm quyền.
- Cách xác định tuổi của các trường hợp nghỉ hưu trước tuổi
Tuổi để xác định các trường hợp nghỉ hưu trước tuổi so với hạn tuổi phục vụ cao nhất hoặc tuổi nghỉ hưu theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 5 Điều 5 Thông tư 19/2025/TT-BQP được tính từ tháng sinh đến tháng liền kề trước khi hưởng lương hưu hằng tháng.
Chính sách đối với trường hợp được kéo dài thời gian công tác theo Thông tư 19 được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 19/2025/TT-BQP quy định:
Chính sách đối với trường hợp được kéo dài thời gian công tác
Chính sách đối với các trường hợp đã quá hạn tuổi theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 5 Điều 5 Thông tư này nhưng được Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định kéo dài thời gian công tác thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Theo đó, chính sách đối với các trường hợp đã quá hạn tuổi theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 5 Điều 5 Thông tư 19/2025/TT-BQP nhưng được Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định kéo dài thời gian công tác thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 8 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định:
Chính sách đối với cán bộ được kéo dài thời gian công tác
Cán bộ đã quá tuổi nghỉ hưu theo quy định nhưng được Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định kéo dài thời gian công tác làm việc trong các cơ quan của Đảng. Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội, nếu nghỉ hưu thì được trợ cấp hưu trí một lần bằng 30 tháng tiền lương hiện hưởng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Như vậy, chính sách đối với các trường hợp đã quá hạn tuổi theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 5 Điều 5 Thông tư 19/2025/TT-BQP nhưng được Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định kéo dài thời gian công tác thì khi nghỉ hưu sẽ được hưởng:
- Được hưởng trợ cấp hưu trí một lần bằng 30 tháng tiền lương hiện hưởng.
- Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.











- Tải Mẫu thông báo nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 02 ngày? NLĐ nào được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 02 ngày?
- Công bố lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 2025: Thời gian nhận có sự thay đổi như thế nào?
- Mẫu thông báo nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 05 ngày? NLĐ nào được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 05 ngày?
- Chính thức thời điểm bãi bỏ lương cơ sở thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở, quy định này bắt đầu áp dụng từ khi nào?
- Thống nhất thay đổi tên gọi cho 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập tỉnh, hợp nhất tỉnh theo nguyên tắc nào, danh sách tên gọi dự kiến ra sao? Số đại biểu HĐND cấp tỉnh thế nào?