07 bước thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế tại khu vực Hà Nội, cụ thể như thế nào?
07 bước thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế tại khu vực Hà Nội, cụ thể như thế nào?
Tại Mục IV Hướng dẫn 01/HD-UBND năm 2025 quy định 07 bước trình tự thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế tại khu vực Hà Nội như sau:
- Bước 1: Căn cứ hướng dẫn của UBND Thành phố về khung tiêu chí và thang điểm đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lấy ý kiến tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền cùng cấp để ban hành tiêu chí đánh giá và thang điểm đối với các tiêu chí thành phần đảm bảo phù hợp với đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thực hiện phổ biến, quán triệt công khai đến từng công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Bước 2: Căn cứ tiêu chí đánh giá của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tự đánh giá, chấm điểm đảm bảo trung thực, chính xác, báo cáo lãnh đạo phòng và tương đương cho ý kiến.
- Bước 3: Tập thể lãnh đạo phòng và tương đương thảo luận, phân tích và cho ý kiến đánh giá bảo đảm công tâm, khách quan đối với từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý.
- Bước 4: Căn cứ kết quả đánh giá tại bước 3, lãnh đạo phòng và tương đương xin ý kiến của cấp ủy cùng cấp về kết quả đánh giá đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và báo cáo đề xuất lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, quyết định.
- Bước 5: Căn cứ đề xuất kết quả đánh giá của các phòng và tương đương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xin ý kiến của cấp ủy, tập thể lãnh đạo, công đoàn cùng cấp về kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
- Bước 6: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định kết quả đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hoặc trình cấp có thẩm quyền đánh giá theo phân cấp quản lý về công tác cán bộ; thực hiện thông báo công khai kết quả đánh giá và giải đáp ý kiến phản hồi của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
- Bước 7: Lập danh sách, dự toán số tiền và hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền thực hiện chính sách, chế độ theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP và Nghị định 67/2025/NĐ-CP theo chỉ tiêu dôi dư của cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với những trường hợp có kết quả đánh giá thấp từ dưới lên trên.
07 bước thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế tại khu vực Hà Nội, cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)
Chính sách, chế độ khi sắp xếp tổ chức bộ máy theo nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ như sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong quá trình thực hiện chính sách, chế độ.
- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm chậm nhất sau 05 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền có hiệu lực thi hành thì số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công chức viên chức, người lao động ở các cơ quan, tổ chức đơn vị trong hệ thống chính trị sau sắp xếp theo đúng quy định.
- Bảo đảm chi trả chính sách, chế độ kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật; sử dụng đúng, hiệu quả ngân sách nhà nước.
- Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể cán bộ, công chức viên chức và người lao động công tâm, khách quan trên cơ sở đánh giá phẩm chất, năng lực, kết quả thực hiện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; trên cơ sở đó thực hiện sắp xếp, tinh giản biên chế và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức viên chức và người lao động.
- Tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trong đánh giá, sàng lọc, lựa chọn đối tượng nghỉ việc gắn với việc cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý để cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
- Một đối tượng đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách, chế độ quy định tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một chính sách, chế độ cao nhất.
- Các bộ, ban, ngành ở trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức viên chức trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị đi công tác ở cơ sở.
Tiêu chí đánh giá CBCCVC để giải quyết chính sách, chế độ nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP quy định tiêu chí đánh giá CBCCVC để thực hiện sắp xếp và giải quyết chính sách, chế độ như sau:
Tập thể cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phai thực hiện rà soát, đánh giá đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ trong 03 năm gần nhất theo các tiêu chí sau:
- Tiêu chí đánh giá về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ công chức, viên chức và người lao động.
- Tiêu chí đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng đáp ứng yêu cầu về tiến độ, thời gian, chất lượng thực thi nhiệm vụ, công vụ thường xuyên và đột xuất.
- Tiêu chí đánh giá về kết quả, sản phẩm công việc gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã đạt được.
- Đối với cán bộ, công chức viên chức được đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội thì phải đáp ứng 3 tiêu chí tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, đồng thời phải bảo đảm tiêu chí đánh giá về đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung và có thành tích tiêu biểu, nổi trội, mang lại lợi ích cho cơ quan, tổ chức, đơn vị.











- Bãi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu, mức lương mới thay thế trong bảng lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo dự kiến là gì?
- Chốt: Danh sách cán bộ công chức tự nguyện xin nghỉ tinh giản trình UBND Thành phố Hà Nội vào thời gian nào hàng tháng?
- Sáp nhập xã: Người hoạt động không chuyên trách tại các xã bị sáp nhập có bị hạn chế về chế độ hỗ trợ tài chính so với CBCC chuyên trách không?
- Nghị định 67: Chính thức mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi dành cho CBCCVC và người lao động nằm trong khoảng nào?
- Songkran là lễ hội gì? Lễ hội Songkran tổ chức ở đâu? Lễ hội Songkran có thuộc trong các ngày lễ lớn của Việt Nam không? Người lao động có được nghỉ vào ngày này không?