Thông tư 05: Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên có bao gồm thời gian nghỉ lễ tết?

Theo quy định hiện nay, thời gian nghỉ lễ tết có tính vào thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên không?

Thông tư 05: Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên có bao gồm thời gian nghỉ lễ tết?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT quy định:

Thời gian nghỉ hằng năm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên
1. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm:
a) Thời gian nghỉ hè theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.
Trong thời gian nghỉ hè, giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, tham gia công tác thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh khi cơ quan có thẩm quyền triệu tập;
b) Thời gian nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội;
c) Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên phù hợp, đúng quy định, bảo đảm khung thời gian năm học.
...

Theo đó, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên có bao gồm thời gian nghỉ lễ tết.

Thông tư 05: Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên có bao gồm thời gian nghỉ lễ tết?

Thông tư 05: Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên có bao gồm thời gian nghỉ lễ tết? (Hình từ Internet)

Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn theo Thông tư 05 như thế nào?

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT quy định như sau:

Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn
1. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường phổ thông được giảm 04 tiết/tuần.
2. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học được giảm 03 tiết/tuần.
3. Tổ trưởng tổ chuyên môn hoặc tổ trưởng tổ bộ môn được giảm 03 tiết/tuần; tổ phó tổ chuyên môn hoặc tổ phó tổ bộ môn được giảm 01 tiết/tuần.
4. Tổ trưởng tổ quản lý học sinh trong trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú được giảm 03 tiết/tuần; tổ phó tổ quản lý học sinh trong trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú được giảm 01 tiết/tuần.
5. Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 06 tiết/tuần; giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 05 tiết/tuần.
6. Khi nhà trường không có viên chức thiết bị, thí nghiệm, giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn (trừ phòng tin học) được giảm 03 tiết/môn/tuần, phụ trách phòng thiết bị giáo dục được giảm 03 tiết/tuần.

Như vậy, giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn được giảm định mức tiết dạy như sau:

- Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp:

+ Trường phổ thông: giảm 04 tiết/tuần.

+ Trường dự bị đại học: giảm 03 tiết/tuần.

- Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn/bộ môn:

+ Tổ trưởng: giảm 03 tiết/tuần

+ Tổ phó: giảm 01 tiết/tuần

- Tổ trưởng, tổ phó quản lý học sinh (trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú):

+ Tổ trưởng: giảm 03 tiết/tuần

+ Tổ phó: giảm 01 tiết/tuần

- Giáo viên kiêm nhiệm trưởng/phó phòng chức năng (trường dự bị đại học):

+ Trưởng phòng: giảm 06 tiết/tuần

+ Phó trưởng phòng: giảm 05 tiết/tuần

- Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn khi không có viên chức thiết bị/thí nghiệm:

+ Phòng học bộ môn (trừ tin học): giảm 03 tiết/môn/tuần

+ Phòng thiết bị giáo dục: giảm 03 tiết/tuần

Nguyên tắc xác định chế độ làm việc theo Thông tư 05 được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT quy định nguyên tắc xác định chế độ làm việc như sau:

- Thời gian làm việc của giáo viên thực hiện theo năm học và được quy đổi thành tiết dạy, bao gồm số tiết dạy trong 01 năm học và số tiết dạy trung bình trong 01 tuần theo định mức tiết dạy quy định tại Điều 7 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT. Thời gian làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng bảo đảm 40 giờ/tuần, trong đó bao gồm số tiết giảng dạy theo quy định tại Điều 8 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT.

- Việc phân công, bố trí nhiệm vụ cho giáo viên phải bảo đảm quy định về định mức tiết dạy, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật; bảo đảm công khai, công bằng giữa các giáo viên trong cùng trường. Trường hợp phải bố trí giáo viên kiêm nhiệm, hiệu trưởng ưu tiên phân công kiêm nhiệm đối với giáo viên dạy chưa đủ định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần và bảo đảm giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được phân công.

Căn cứ kế hoạch giáo dục, thực trạng đội ngũ và định mức tiết dạy trong 01 năm học, hiệu trưởng phân công giáo viên giảng dạy theo định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần. Trường hợp phải phân công giáo viên dạy vượt định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần (bao gồm cả tiết dạy quy đổi đối với các nhiệm vụ kiêm nhiệm) thì tổng số tiết dạy vượt trong 01 tuần không quá 50% định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần, tổng số tiết dạy vượt trong 01 năm học không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật về lao động.

- Mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá 02 nhiệm vụ quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT.

Đối với các nhiệm vụ theo quy định tại Chương III Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT (trừ nhiệm vụ kiêm nhiệm tại khoản 3, khoản 5 Điều 9; khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT) nếu đã được nhận tiền thù lao hoặc tiền phụ cấp thì không được giảm định mức tiết dạy hoặc quy đổi ra tiết dạy.

- Giáo viên giảng dạy ở trường phổ thông có nhiều cấp học được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên ở cấp học nào thì thực hiện định mức tiết dạy quy định đối với giáo viên ở cấp học đó.

Trường hợp giáo viên vừa được phân công giảng dạy ở cấp học theo chức danh được bổ nhiệm vừa được phân công giảng dạy ở cấp học khác thì mỗi tiết dạy ở cấp học khác được tính bằng 01 tiết định mức.

- Đối với nhiệm vụ chưa được quy định chế độ giảm định mức tiết dạy theo Điều 9, Điều 10, Điều 11 hoặc chưa được quy đổi ra tiết dạy theo Điều 13 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT, hiệu trưởng căn cứ vào mức độ phức tạp, khối lượng công việc của nhiệm vụ, dự kiến số tiết dạy quy đổi đối với nhiệm vụ đó và gửi xin ý kiến của Hội đồng trường. Sau khi có ý kiến thống nhất, hiệu trưởng quyết định số tiết dạy quy đổi đối với nhiệm vụ và báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý. Trường hợp không có Hội đồng trường, hiệu trưởng gửi xin ý kiến của các phó hiệu trưởng, cấp ủy và tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn.

Lưu ý: Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 22/04/2025.

Nghỉ hằng năm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Thông tư 05: Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên có bao gồm thời gian nghỉ lễ tết?
Lao động tiền lương
Nghỉ hằng năm mà nhà xa thì được hưởng thêm thời gian đi đường bao nhiêu lần trên năm?
Lao động tiền lương
Lịch nghỉ hằng năm của công ty có cần phải thông báo trước cho nhân viên không?
Lao động tiền lương
Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên phổ thông thế nào theo Thông tư 05?
Lao động tiền lương
Nghỉ hằng năm là gì, quy định nghỉ phép năm trong công ty phải tuân thủ quy định nào?
Lao động tiền lương
Viên chức đang nghỉ hằng năm có bị xử lý kỷ luật không?
Lao động tiền lương
02 trường hợp người lao động được hưởng 14 ngày nghỉ hằng năm là gì?
Lao động tiền lương
Bao nhiêu năm nhuận 1 lần? Trong năm người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ?
Lao động tiền lương
Năm nay nhuận tháng mấy? NLĐ có bao nhiêu ngày nghỉ hằng năm trong năm nhuận?
Lao động tiền lương
Năm nhuận có bao nhiêu ngày? NLĐ được nghỉ hằng năm bao nhiêu ngày trong năm nhuận?
Đi đến trang Tìm kiếm - Nghỉ hằng năm
38 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào