Thời gian khiếu nại quyết định kỷ luật có vào tính thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ hay không?
Thời gian khiếu nại quyết định kỷ luật có vào tính thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ hay không?
Căn cứ theo Điều 42 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật như sau:
Khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật
Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Theo đó, cán bộ bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật.
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
...
5. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức hoặc từ khi cấp có thẩm quyền kết luận cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải bảo đảm xử lý kỷ luật trong thời hạn theo quy định. Nếu hết thời hạn xử lý kỷ luật mà chưa ban hành quyết định xử lý kỷ luật thì chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành và phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật nếu hành vi vi phạm còn trong thời hiệu.
6. Không tính vào thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với:
a) Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này;
b) Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự (nếu có);
c) Thời gian thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án về quyết định xử lý kỷ luật cho đến khi ra quyết định xử lý kỷ luật thay thế.
Theo đó, thời gian thực hiện khiếu nại về quyết định xử lý kỷ luật của cán bộ sẽ không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật.
Thời gian khiếu nại quyết định kỷ luật có vào tính thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ hay không? (Hình từ Internet)
Cán bộ được xem là tái phạm khi nào?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc xử lý kỷ luật
...
8. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thi hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật.
...
Theo đó, cán bộ được xem là tái phạm khi có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm.
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ như thế nào?
Căn cứ theo quy định Điều 21 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ như sau:
- Căn cứ vào quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật. Trường hợp hết thời hiệu xử lý kỷ luật thì báo cáo cấp có thẩm quyền về việc không xem xét xử lý kỷ luật.
Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý kỷ luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về đảng phải có văn bản đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật.
Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý của Thủ tướng Chính phủ thì văn bản đề xuất được gửi đồng thời tới Bộ Nội vụ để thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trường hợp chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền thì trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định 112/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP).
Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 20 Nghị định 112/2020/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP) quyết định thành phần họp kiểm điểm và thành phần Hội đồng kỷ luật.
- Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?
- Chính thức lộ trình cải cách tiền lương từ 2025: Bộ Nội vụ thực hiện cải cách tiền lương của các đối tượng CBCCVC và LLVT bằng cách thực hiện việc nhiệm vụ nào?
- Công bố mức tăng lương hưu mới cho người lao động có mức lương hưu thấp vào thời điểm tháng 7/2025 đúng không?
- Kế hoạch thực hiện cải cách tiền lương của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước về nguồn lực tại Kế hoạch 189 ra sao?