Thị trường phi chính thức là gì? Ví dụ? Lực lượng Quản lý thị trường có nhiệm vụ thế nào?
Thị trường phi chính thức là gì? Ví dụ về thị trường phi chính thức?
Thị trường phi chính thức là thị trường tài chính mà ở đó mọi hoạt động như huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính đều không được thực hiện theo những nguyên tắc và thể chế do nhà nước quy định.
Đặc trưng của thị trường phi chính thức bao gồm:
- Không có sự quản lý chặt chẽ của chính phủ: Các hoạt động tài chính diễn ra mà không tuân theo các quy định chính thức.
- Rủi ro cao hơn: Do thiếu sự giám sát và bảo vệ pháp lý, các giao dịch trên thị trường này thường có rủi ro cao hơn.
- Dễ tiếp cận hơn: Các cá nhân và tổ chức có thể dễ dàng tham gia vào thị trường này mà không cần phải tuân thủ nhiều quy định phức tạp.
Ví dụ về thị trường phi chính thức bao gồm việc mua bán cổ phiếu trước khi chúng được phát hành chính thức (IPO) hoặc giao dịch các sản phẩm không qua các kênh phân phối chính thức.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Thị trường phi chính thức là gì? Ví dụ? Lực lượng Quản lý thị trường có nhiệm vụ thế nào? (Hình từ Internet)
Lực lượng Quản lý thị trường có nhiệm vụ thế nào?
Theo Điều 8 Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường. Cụ thể:
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi kiểm tra theo quy định.
- Thanh tra chuyên ngành.
- Xử lý vi phạm hành chính.
- Thu thập tài liệu, chứng cứ, lấy mẫu sản phẩm hàng hóa, tang vật, phương tiện có dấu hiệu vi phạm, trưng cầu giám định, kiểm nghiệm mẫu vật là hàng hóa, tài liệu, giấy tờ, vật chứng liên quan đến vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân.
- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính.
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật với các tổ chức, cá nhân.
- Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với các hành vi vi phạm pháp luật.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý địa bàn, kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính và cơ sở dữ liệu khác phục vụ hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;
- Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường với cấp có thẩm quyền; đề xuất, kiến nghị ban hành, sửa đổi các quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính.
- Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công thương thực hiện các nội dung quản lý nhà nước.
Công chức Quản lý thị trường không được làm những công việc gì?
Theo Điều 11 Pháp lệnh Quản lý thị trường 2016 quy định:
Những việc công chức Quản lý thị trường không được làm
1. Thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, biện pháp nghiệp vụ không có căn cứ, không đúng chức năng, thẩm quyền, phạm vi nhiệm vụ, địa bàn hoạt động được giao, không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
2. Cản trở lưu thông hàng hóa, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên thị trường; đe dọa, mua chuộc, lừa dối đối với tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành hoặc xử lý vi phạm hành chính.
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thái độ, cử chỉ, phát ngôn không đúng quy định đối với tổ chức, cá nhân trong khi thi hành công vụ.
4. Tiết lộ trái phép thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc liên quan đến hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường.
5. Những việc công chức không được làm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Theo đó những việc công chức Quản lý thị trường không được làm như sau:
-. Thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, biện pháp nghiệp vụ không có căn cứ, không đúng chức năng, thẩm quyền, phạm vi nhiệm vụ, địa bàn hoạt động được giao, không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Cản trở lưu thông hàng hóa, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên thị trường; đe dọa, mua chuộc, lừa dối đối với tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành hoặc xử lý vi phạm hành chính.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thái độ, cử chỉ, phát ngôn không đúng quy định đối với tổ chức, cá nhân trong khi thi hành công vụ.
- Tiết lộ trái phép thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc liên quan đến hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường.
- Những việc công chức không được làm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?