Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu so với trước đây thay đổi như thế nào?
- Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu so với trước đây thay đổi như thế nào?
- Các bên không thống nhất sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu trong hợp đồng vô hiệu từng phần thì có chấm dứt HĐLĐ không?
- Khi hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền thì xử lý ra sao?
Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu so với trước đây thay đổi như thế nào?
Căn cứ theo Điều 50 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu như sau:
Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu
Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
Theo đó, Tòa án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
Đối chiếu với quy định cũ, theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Lao động 2012:
Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu
1. Thanh tra lao động, Toà án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
2. Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thanh tra lao động tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
Theo đó, trước đây cả Thanh tra lao động và Toà án nhân dân đều có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 516 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động số 10/2012/QH13
1. Điều 51 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 51. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu
Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.”
...
Theo các quy định trên, có thể thấy Bộ luật Lao động 2019 đã chuyển hoàn toàn thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu sang Tòa án nhân dân. Theo Bộ luật Dân sự 2015 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, chỉ Tòa án có thẩm quyền tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trong đó HĐLĐ cũng là một loại giao dịch dân sự.
Vì vậy, việc Bộ luật Lao động 2019 chuyển hoàn toàn thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu sang Tòa án nhân dân là để đồng bộ hóa hệ thống pháp luật, thống nhất với quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, tránh chồng chéo và mâu thuẫn giữa các luật với nhau.
Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu so với trước đây thay đổi như thế nào? (Hình từ Internet)
Các bên không thống nhất sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu trong hợp đồng vô hiệu từng phần thì có chấm dứt HĐLĐ không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:
Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần
...
3. Trường hợp hai bên không thống nhất sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu thì:
a) Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của hai bên từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo khoản 2 Điều này;
c) Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;
d) Thời gian làm việc của người lao động theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.
Theo đó, trường hợp hai bên không thống nhất sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động.
Khi hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền thì xử lý ra sao?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động như sau:
- Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ, người lao động và người sử dụng lao động ký lại hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật.
- Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi hợp đồng lao động được ký lại thực hiện như sau:
+ Nếu quyền, lợi ích của mỗi bên trong hợp đồng lao động không thấp hơn quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động được thực hiện theo nội dung hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu;
+ Nếu hợp đồng lao động có nội dung về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của mỗi bên vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến phần nội dung khác của hợp đồng lao động thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động thực hiện theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
+ Thời gian người lao động làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian làm việc của người lao động cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.
- Trường hợp không ký lại hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì:
+ Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
+ Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
- Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.











- Tải Mẫu thông báo nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 02 ngày? NLĐ nào được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 02 ngày?
- Công bố lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 2025: Thời gian nhận có sự thay đổi như thế nào?
- Mẫu thông báo nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 05 ngày? NLĐ nào được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 05 ngày?
- Chính thức thời điểm bãi bỏ lương cơ sở thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở, quy định này bắt đầu áp dụng từ khi nào?
- Thống nhất thay đổi tên gọi cho 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập tỉnh, hợp nhất tỉnh theo nguyên tắc nào, danh sách tên gọi dự kiến ra sao? Số đại biểu HĐND cấp tỉnh thế nào?