Thẩm phán được bổ nhiệm có bắt buộc phải tuyên thệ hay không?

Thẩm phán không được làm những việc nào? Thẩm phán được bổ nhiệm có bắt buộc phải tuyên thệ hay không?

Thẩm phán được bổ nhiệm có bắt buộc phải tuyên thệ hay không?

Căn cứ theo Điều 89 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định:

Tuyên thệ của Thẩm phán
1. Thẩm phán được bổ nhiệm phải tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao một cách trung thực, tận tâm; thực hành công lý chỉ tuân theo pháp luật, khách quan và công bằng; tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định cách thức tuyên thệ của Thẩm phán.

Theo đó, Thẩm phán được bổ nhiệm phải tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao một cách trung thực, tận tâm; thực hành công lý chỉ tuân theo pháp luật, khách quan và công bằng; tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán.

Như vậy, Thẩm phán được bổ nhiệm bắt buộc phải tuyên thệ.

Thẩm phán được bổ nhiệm có bắt buộc phải tuyên thệ hay không?

Thẩm phán được bổ nhiệm có bắt buộc phải tuyên thệ hay không? (Hình từ Internet)

Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Căn cứ theo Điều 93 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân tối cao gồm:

- Xét xử, giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự (gồm vụ án dân sự và việc dân sự), vụ việc phá sản và vụ án, vụ việc khác theo quy định của pháp luật;

- Giải quyết, xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật;

- Quyết định những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật;

- Phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của luật;

- Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;

- Xem xét, quyết định việc thụ lý đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

- Đề xuất với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao việc giải quyết các văn bản yêu cầu, đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;

- Kiểm tra, thẩm định tài liệu, chứng cứ theo quy định của pháp luật;

- Xây dựng tờ trình, dự thảo kết luận việc thẩm tra hồ sơ, tài liệu, chứng cứ của vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và trình Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

- Đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết khiếu nại trong hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật về tố tụng;

- Đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác thi hành án tử hình, trong công tác đặc xá theo quy định của pháp luật;

- Đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phát triển án lệ đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

- Đề xuất nội dung rút kinh nghiệm, nội dung bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong thực tiễn xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;

- Thực hiện nhiệm vụ xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc tại Tòa án khác theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Thẩm phán không được làm những việc nào?

Căn cứ theo Điều 104 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về những việc Thẩm phán không được làm bao gồm:

- Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.

- Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán.

- Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác về vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết.

- Can thiệp trái pháp luật vào việc xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc.

- Đem hồ sơ vụ án, vụ việc hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan, trừ trường hợp vì nhiệm vụ được giao hoặc được sự đồng ý của người có thẩm quyền.

- Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền xét xử, giải quyết không đúng nơi quy định.

- Lạm dụng, lợi dụng quyền lực; sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng.

- Truy ép, gợi ý cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng cung cấp tài liệu, khai báo, trình bày sự việc không khách quan, trung thực.

- Vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

- Làm luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, trọng tài viên, hòa giải viên, trợ giúp viên pháp lý, đấu giá viên, quản tài viên; tư vấn pháp lý cho pháp nhân thương mại; góp vốn vào công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, văn phòng thừa phát lại, trung tâm trọng tài.

Trách nhiệm của Thẩm phán được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 103 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về trách nhiệm của Thẩm phán gồm:

- Trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp 2013 và pháp luật, kiên quyết bảo vệ công lý.

- Tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.

- Xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; vô tư, khách quan trong xét xử; chấp hành quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán, giữ gìn uy tín của Tòa án.

- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, bị hại, đương sự và những người tham gia tố tụng khác theo quy định của luật.

- Giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật.

- Học tập, nghiên cứu, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, đạo đức, bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp của Thẩm phán.

- Tham gia bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, kiến thức xã hội liên quan, về đạo đức, trách nhiệm và ứng xử của Thẩm phán theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Thẩm phán Tòa án
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Thẩm phán được bổ nhiệm có bắt buộc phải tuyên thệ hay không?
Lao động tiền lương
Khi nào Thẩm phán Tòa án có thể được miễn nhiệm?
Lao động tiền lương
Thẩm phán Tòa án được bổ nhiệm phải tuyên thệ như thế nào?
Lao động tiền lương
Các ngạch và bậc Thẩm phán Tòa án hiện nay là gì?
Lao động tiền lương
Thẩm phán Tòa án nhân dân có thể bị cách chức khi tư vấn cho bị can có đúng không?
Lao động tiền lương
Thẩm phán Tòa án nhân dân bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì phải thông báo thông tin cho ai?
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn để trở thành Thẩm phán Tòa án từ 01/01/2025 là gì?
Lao động tiền lương
Từ 01/01/2025, Thẩm phán Tòa án cũng không được miễn đào tạo nghề đấu giá đúng không?
Lao động tiền lương
10 việc mà Thẩm phán Tòa án không được làm từ 01/01/2025 là gì?
Lao động tiền lương
Phải đủ 28 tuổi trở lên mới được làm Thẩm phán Tòa án theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 đúng không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thẩm phán Tòa án
14 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào