Tết Giáp Thìn là gì? Lịch nghỉ Tết Giáp Thìn 2024 của người lao động như thế nào?
Tết Giáp Thìn là gì?
Tết Giáp Thìn là tên gọi của năm mới theo lịch Âm lịch, bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 năm 2024 và kết thúc vào ngày 28 tháng 1 năm 2025.
Năm Giáp Thìn là năm của con Rồng, Tết Giáp Thìn hay còn gọi là Tết Nguyên Đán.
Tết Nguyên Đán là lễ hội quan trọng nhất của khu vực Đông Á, được ăn mừng long trọng tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Nhật Bản, Mông Cổ, và các cộng đồng người Hoa trên thế giới.
Tết Nguyên Đán là dịp để người dân đoàn tụ với gia đình, thể hiện lòng kính trọng đối với tổ tiên, và cầu mong cho một năm mới an khang, thịnh vượng, và hạnh phúc.
Tết Giáp Thìn là gì? Lịch nghỉ Tết Giáp Thìn 2024 của người lao động như thế nào? (Hình từ Internet)
Lịch nghỉ Tết Giáp Thìn 2024 của người lao động như thế nào?
Theo Thông báo 5015/TB-LĐTBXH năm 2023, đã chốt lịch nghỉ Tết Giáp Thìn 2024 cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động như sau:
* Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (gọi tắt là công chức, viên chức) được nghỉ Tết Nguyên đán 2024 07 ngày từ thứ Năm ngày 08/02/2024 Dương lịch (tức ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết thứ Tư ngày 14/02/2024 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Đợt nghỉ này tổng cộng là 07 ngày bao gồm 05 ngày nghỉ Tết Nguyên đán và 02 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần.
* Đối với người lao động không làm trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội:
Người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2024 như sau:
- 01 ngày cuối năm Quý Mão và 04 ngày đầu năm Giáp Thìn; hoặc
- 02 ngày cuối năm Quý Mão và 03 ngày đầu năm Giáp Thìn; hoặc
- 03 ngày cuối năm Quý Mão và 02 ngày đầu năm Giáp Thìn.
Thông báo phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2024 cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.
Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019.
Khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán cho người lao động như quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Như vậy, thời gian nghỉ Tết Nguyên đán 2024 7 ngày liên tiếp áp dụng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Đối với người lao động không làm trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì người sử dụng lao động quyết định phương án nghỉ tết. Khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán cho người lao động như quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Cách tính lương cho người lao động khi làm thêm vào Tết Giáp Thìn 2024 như thế nào?
(1) Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:
Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm
*Trong đó:
Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm
*Trong đó:
Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?