Tán thành chủ trương sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đồng Nai theo Nghị quyết 22, cụ thể như thế nào? CBCC tăng cường đến làm việc tại cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã được hưởng các chế độ nào?
- Tán thành chủ trương sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đồng Nai theo Nghị quyết 22, cụ thể như thế nào?
- Các tiêu chí đánh giá cán bộ công chức để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và thực hiện giải quyết chính sách chế độ theo Nghị định 178 được quy định như thế nào?
- CBCC tăng cường đến làm việc tại cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã được hưởng các chế độ nào?
Tán thành chủ trương sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đồng Nai theo Nghị quyết 22, cụ thể như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 22/NQ-HĐND năm 2025 quy định việc tán thành chủ trương sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đồng Nai với phương án sắp xếp 55 đơn vị hành chính cấp xã gồm 15 phường, 40 xã; giảm 104 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 18 phường, 09 thị trấn và 77 xã).
Đơn cử chủ trương sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đồng Nai cụ thể như sau:
- Sáp nhập toàn bộ 04 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Phường Tân Hạnh, phường Hóa An, phường Bửu Hòa, phường Tân Vạn thuộc thành phố Biên Hòa để thành lập phường Biên Hòa.
- Sáp nhập toàn bộ 06 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Phường Bửu Long, phường Quang Vinh, phường Trung Dũng, phường Thống Nhất, phường Hiệp Hòa, phường An Bình thuộc thành phố Biên Hòa để thành lập phường Trấn Biên.
- Sáp nhập toàn bộ 04 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Phường Tân Hiệp, phường Tân Mai, phường Tam Hiệp, phường Bình Đa thuộc thành phố Biên Hòa để thành lập phường Tam Hiệp.
- Sáp nhập toàn bộ 03 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Phường Long Bình, phường Hố Nai, phường Tân Biên thuộc thành phố Biên Hòa để thành lập phường Long Bình.
- Sáp nhập toàn bộ 02 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Xã Thiện Tân thuộc huyện Vĩnh Cửu và phường Trảng Dài, thành phố Biên Hòa để thành lập phường Trảng Dài.
- Sáp nhập toàn bộ 02 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Phường Tân Hòa thuộc thành phố Biên Hòa và xã Hố Nai 3 thuộc huyện Trảng Bom để thành lập phường Hố Nai.
- Sáp nhập toàn bộ 03 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Phường Long Bình Tân, xã Long Hưng và phường An Hòa thuộc thành phố Biên Hòa để thành lập phường Long Hưng.
- Sáp nhập toàn bộ 04 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Xã Phú Hữu, xã Phú Đông, xã Đại Phước, xã Phước Khánh thuộc huyện Nhơn Trạch để thành lập xã Đại Phước.
- Sáp nhập toàn bộ 05 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Xã Phú Thạnh, xã Long Tân, xã Phú Hội, xã Phước Thiện, thị trấn Hiệp Phước thuộc huyện Nhơn Trạch để thành lập xã Nhơn Trạch.
- Sáp nhập toàn bộ 03 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Xã Vĩnh Thanh, xã Long Thọ, xã Phước An thuộc huyện Nhơn Trạch để thành lập xã Phước An.
- Sáp nhập toàn bộ 03 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Xã Phước Bình, xã Phước Thái, xã Tân Hiệp thuộc huyện Long Thành để thành lập xã Phước Thái.
- Sáp nhập toàn bộ 02 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Xã Bàu Cạn, xã Long Phước thuộc huyện Long Thành để thành lập xã Long Phước.
- Sáp nhập toàn bộ 02 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Xã Bình An và xã Long Đức thuộc huyện Long Thành để thành lập xã Bình An.
- Sáp nhập toàn bộ 04 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Thị trấn Long Thành, xã Lộc An, xã Long An, xã Bình Sơn thuộc huyện Long Thành để thành lập xã Long Thành.
Xem chi tiết tại Nghị quyết 22/NQ-HĐND năm 2025 về việc tán thành chủ trương sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đồng Nai: Tải về.
Tán thành chủ trương sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đồng Nai theo Nghị quyết 22, cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)
Các tiêu chí đánh giá cán bộ công chức để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và thực hiện giải quyết chính sách chế độ theo Nghị định 178 được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP quy định về tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và giải quyết chính sách, chế độ như sau:
Tập thể cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phai thực hiện rà soát, đánh giá đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ trong 03 năm gần nhất theo các tiêu chí sau:
- Tiêu chí đánh giá về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Tiêu chí đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng đáp ứng yêu cầu về tiến độ, thời gian, chất lượng thực thi nhiệm vụ, công vụ thường xuyên và đột xuất.
- Tiêu chí đánh giá về kết quả, sản phẩm công việc gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã đạt được.
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức được đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội thì phải đáp ứng 3 tiêu chí tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP, đồng thời phải bảo đảm tiêu chí đánh giá về đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung và có thành tích tiêu biểu, nổi trội, mang lại lợi ích cho cơ quan, tổ chức, đơn vị.
CBCC tăng cường đến làm việc tại cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã được hưởng các chế độ nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định cán bộ công chức tăng cường đến làm việc tại cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, được hưởng các chế độ sau:
- Được tiếp tục hưởng tiền lương (bao gồm cả các khoản phụ cấp lương) theo vị trí việc làm trước khi được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi.
- Trợ cấp một lần bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác.
- Trường hợp đơn vị công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng các chính sách, chế độ quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP (không hưởng trợ cấp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định 178/2024/NĐ-CP).
- Sau khi cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ ở cơ sở, được tiếp nhận trở lại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cử đi hoặc được cơ quan có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp không thấp hơn vị trí việc làm trước khi đi tăng cường ở cơ sở; đồng thời, được hưởng các chính sách sau:
Được nâng lương vượt một bậc (thời điểm giữ bậc lương mới được tính theo thời điểm giữ bậc lương cũ) nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh.
Được bộ, ban, ngành và tỉnh xem xét khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng 2022.











- Toàn bộ mức lương mới thay thế khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng của CBCCVC và LLVT đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng không theo đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương?
- UBTV Quốc Hội chốt hoàn thành đề án sáp nhập tỉnh thì phải trình hồ sơ xem xét, thông qua trước ngày bao nhiêu? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?
- Nghị quyết 159: Chính Phủ quyết định tiếp tục tăng lương hưu, tăng tiền lương cho CBCCVC và LLVT trong năm 2025 trong trường hợp tình hình kinh tế xã hội như thế nào?
- Chốt nghỉ lễ 2 9 mấy ngày? 4 ngày hay 2 ngày? Người lao động đi làm vào ngày Quốc Khánh hưởng lương như thế nào?
- Quyết định bỏ toàn bộ hệ số lương, bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng, triển khai thực hiện chế độ tiền lương mới xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức viên chức là bao nhiêu?