Tải File Excel tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công chuẩn nhất ở đâu?

Hiện nay, doanh nghiệp và người lao động tải File Excel tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công chuẩn nhất ở đâu?

Tải File Excel tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công chuẩn nhất ở đâu?

File Excel tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công là một công cụ hỗ trợ tính toán thuế thu nhập cá nhân dành cho các cá nhân hoặc bộ phận kế toán tại doanh nghiệp. File này thường được xây dựng trên Microsoft Excel, tích hợp các công thức và quy định pháp luật hiện hành liên quan đến thuế TNCN tại Việt Nam.

Mẫu File Excel tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công giúp người lao động tự động xác định mức thu nhập và bậc thuế TNCN tương ứng, đồng thời xác định các khoản giảm trừ người phụ thuộc, các khoản đóng BHXH, BHYT,...

TẢI File Excel tính thuế TNCN từ tiền công, tiền lương: Tại đây

Để sử dụng File Excel tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công, người dùng nhập các thông tin sau:

- Ô (1): Tiền lương thực nhận

- Ô (2): Mức lương đóng bảo hiểm được thỏa thuận trên hợp đồng

Lưu ý: Về mức lương đóng BHXH bắt buộc:

- Tối thiểu: Bằng mức lương tối thiểu vùng

+ Vùng 1: 4.960.000 đồng

+ Vùng 2: 4.410.000 đồng

+ Vùng 3: 3.860.000 đồng

+ Vùng 4: 3.450.000 đồng

- Tối đa: Bằng 20 lần mức lương cơ sở = 46.800.000 đồng

- Ô (3): Số người phụ thuộc

- Ô (4): Các khoản được giảm trừ khác (nếu có)

Sau khi nhập các dữ liệu trên, hệ thống sẽ tính ra số thuế TNCN từ tiền lương, tiền công phải nộp hàng tháng của người lao động và hiển thị tại ô "Tiền nộp thuế thu nhập cá nhân"

File Excel tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công

Tải File Excel tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công chuẩn nhất ở đâu?

Thu nhập bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Tại khoản 1 Điều 21 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 có quy định như sau:

Thu nhập tính thuế
1. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này, trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.
...

Tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 có quy định như sau:

Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Và theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người lao động không có người phụ thuộc thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) sau khi đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định và các khoản đóng góp khác như từ thiện, nhân đạo, các khoản miễn thuế.

Đối với một số trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng và có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Đâu là các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công?

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 92/2015/TT-BTC, Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14Thông tư 79/2022/TT-BTC thì các khoản giảm trừ là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân cư trú trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công. Cụ thể như sau:

Giảm trừ gia cảnh (giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế và giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc):

(i) Giảm trừ gia cảnh được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.

(ii) Mức giảm trừ gia cảnh

- Đối với bản thân người nộp thuế: Mức giảm trừ gia cảnh là 11 triệu đồng/tháng, 132 triệu đồng/năm.

- Đối với mỗi người phụ thuộc: Mức giảm trừ gia cảnh là 4,4 triệu đồng/tháng.

(iii) Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh:

- Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế

+ Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.

+ Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng).

+ Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.

- Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

+ Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.

+ Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày 01/10/2013 thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.

+ Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.

Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4 điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 92/2015/TT-BTC) thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31/12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.

+ Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.

Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện

- Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.

- Các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện

Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá một triệu đồng/tháng đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có), kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ. Căn cứ xác định thu nhập được trừ là bản chụp chứng từ nộp tiền (hoặc nộp phí) do quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm cấp.

- Người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam là cá nhân cư trú nhưng làm việc tại nước ngoài có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công ở nước ngoài đã tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của quốc gia nơi cá nhân cư trú mang quốc tịch hoặc làm việc tương tự quy định của pháp luật Việt Nam như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác (nếu có) thì được trừ các khoản phí bảo hiểm đó vào thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công khi tính thuế thu nhập cá nhân.

Cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam có tham gia đóng các khoản bảo hiểm nêu trên ở nước ngoài sẽ được tạm giảm trừ ngay vào thu nhập để khấu trừ thuế trong năm (nếu có chứng từ) và tính theo số chính thức nếu cá nhân thực hiện quyết toán thuế theo quy định. Trường hợp không có chứng từ để tạm giảm trừ trong năm thì sẽ giảm trừ một lần khi quyết toán thuế.

- Khoản đóng góp bảo hiểm, đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện của năm nào được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm đó.

- Chứng từ chứng minh đối với các khoản bảo hiểm được trừ nêu trên là bản chụp chứng từ thu tiền của tổ chức bảo hiểm hoặc xác nhận của tổ chức trả thu nhập về số tiền bảo hiểm đã khấu trừ, đã nộp (trường hợp tổ chức trả thu nhập nộp thay).

Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

- Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học được trừ vào thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công trước khi tính thuế của người nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:

+ Khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa.

Các tổ chức cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, phải được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định 68/2008/NĐ-CP (nay là Nghị định 103/2017/NĐ-CP); Nghị định 81/2012/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) và Nghị định 109/2002/NĐ-CP (nay là Nghị định 145/2020/NĐ-CP).

Tài liệu để chứng minh đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa là chứng từ thu hợp pháp của tổ chức, cơ sở.

+ Khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định 30/2012/NĐ-CP (nay là Nghị định 93/2019/NĐ-CP).

Tài liệu chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học là chứng từ thu hợp pháp do các tổ chức, các quỹ của Trung ương hoặc của tỉnh cấp.

- Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học phát sinh vào năm nào được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế đó, nếu giảm trừ không hết không được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế tiếp theo. Mức giảm trừ tối đa không vượt quá thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh của năm tính thuế phát sinh đóng góp từ thiện nhân đạo, khuyến học.

Tính thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tải File Excel tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công chuẩn nhất ở đâu?
Lao động tiền lương
Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2025 chi tiết nhất như thế nào?
Lao động tiền lương
Cách tính thuế TNCN khi có tiền làm thêm giờ đối với cá nhân cư trú như thế nào?
Lao động tiền lương
Tiền thưởng doanh số sẽ áp dụng kỳ tính thuế thu nhập cá nhân nào?
Lao động tiền lương
Website hỗ trợ tính thuế thu nhập cá nhân nhanh và mới nhất 2024?
Lao động tiền lương
Cách tính thuế TNCN đối với tiền tăng ca, làm thêm giờ như thế nào?
Lao động tiền lương
Công cụ tính thuế thu nhập cá nhân online năm 2024? Lương bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Lao động tiền lương
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phải đóng thuế hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tính thuế thu nhập cá nhân
55 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào