Sự kiện bất khả kháng là thời gian không được tính vào thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động đúng không?

Sự kiện bất khả kháng là thời gian không được tính vào thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động đúng không?

Sự kiện bất khả kháng là thời gian không được tính vào thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động đúng không?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 190 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như sau:

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
2. Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
3. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
4. Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Theo đó, trong trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu đúng thời hạn thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Sự kiện bất khả kháng là thời gian không được tính vào thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân đúng không?

Sự kiện bất khả kháng là thời gian không được tính vào thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân đúng không? (Hình từ Internet)

Tranh chấp lao động được giải quyết theo những nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 180 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động như sau:

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động
1. Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
2. Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
3. Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
4. Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
5. Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.

Theo đó, việc giải quyết tranh chấp lao động được thực hiện theo những nguyên tắc sau:

- Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động;

- Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật;

- Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật;

- Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động;

- Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về cơ quan, tổ chức, cá nhân nào?

Căn cứ theo Điều 187 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như sau:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
1. Hòa giải viên lao động;
2. Hội đồng trọng tài lao động;
3. Tòa án nhân dân.

Theo đó, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thuộc về:

- Hòa giải viên lao động;

- Hội đồng trọng tài lao động;

- Tòa án nhân dân.

Hai bên tranh chấp lao động có quyền và nghĩa vụ gì trong việc giải quyết tranh chấp?

Căn cứ theo Điều 182 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động như sau:

Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động
1. Trong giải quyết tranh chấp lao động, các bên có quyền sau đây:
a) Trực tiếp hoặc thông qua đại diện để tham gia vào quá trình giải quyết;
b) Rút yêu cầu hoặc thay đổi nội dung yêu cầu;
c) Yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp lao động nếu có lý do cho rằng người đó có thể không vô tư hoặc không khách quan.
2. Trong giải quyết tranh chấp lao động, các bên có nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình;
b) Chấp hành thỏa thuận đã đạt được, quyết định của Ban trọng tài lao động, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Theo đó, các bên có các quyền sau trong giải quyết tranh chấp lao động:

- Trực tiếp hoặc thông qua đại diện để tham gia vào quá trình giải quyết;

- Rút yêu cầu hoặc thay đổi nội dung yêu cầu;

- Yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp lao động nếu có lý do cho rằng người đó có thể không vô tư hoặc không khách quan.

Đồng thời, các bên có các nghĩa vụ sau trong giải quyết tranh chấp lao động:

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình;

- Chấp hành thỏa thuận đã đạt được, quyết định của Ban trọng tài lao động, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Giải quyết tranh chấp lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động như thế nào theo Quyết định 1861?
Lao động tiền lương
Tranh chấp lao động đang được giải quyết thì cấm hành động đơn phương có đúng không?
Lao động tiền lương
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động có những quyền gì?
Lao động tiền lương
Kể từ khi phát hiện hành vi vi phạm NLĐ được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động trong bao lâu?
Lao động tiền lương
Các bên có được thay đổi nội dung yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động không?
Lao động tiền lương
Đã có quyết định giải quyết tranh chấp lao động của Ban trọng tài nhưng vẫn được khởi kiện ra Tòa trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Giải quyết tranh chấp lao động khi có yêu cầu của bên tranh chấp có đúng không?
Lao động tiền lương
Quyền tự định đoạt có phải là nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động hay không?
Lao động tiền lương
Được lựa chọn những phương thức nào để giải quyết tranh chấp lao động cá nhân khi hòa giải không thành?
Lao động tiền lương
Người lao động có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giải quyết tranh chấp lao động
539 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giải quyết tranh chấp lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giải quyết tranh chấp lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Toàn bộ văn bản về tính lương làm thêm giờ năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào