Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân của Thành phố trực thuộc trung ương có trên 1.000.000 dân là bao nhiêu?
Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân của Thành phố trực thuộc trung ương có trên 1.000.000 dân là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định:
Số Iượng đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Việc xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Tỉnh miền núi, vùng cao có từ 500.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 500.000 dân thì cứ thêm 50.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 75 đại biểu;
b) Tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ 1.000.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 1.000.000 dân thì cứ thêm 70.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu;
c) Thành phố trực thuộc trung ương có từ 1.000.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 1.000.000 dân thì cứ thêm 60.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu;
d) Thành phố Hồ Chí Minh được bầu 95 đại biểu. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định của Luật Thủ đô.
...
Theo đó, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố trực thuộc trung ương có từ 1.000.000 dân trở xuống là 50 đại biểu; có trên 1.000.000 dân thì cứ thêm 60.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu.
Như vậy, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân của Thành phố trực thuộc trung ương có trên 1.000.000 dân là 50 đại biểu Hội đồng nhân dân, cứ thêm 60.000 dân thì được bầu thêm 01 đại biểu Hội đồng nhân dân tuy nhiên tổng số không được vượt quá 85 đại biểu.
Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân của Thành phố trực thuộc trung ương có trên 1.000.000 dân là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Đại biểu Hội đồng nhân dân bị tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định:
Tạm đình chỉ, thôi làm nhiệm vụ đại biểu, bãi nhiệm và mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân trong các trường hợp sau đây:
a) Đại biểu Hội đồng nhân dân bị khởi tố;
b) Trong quá trình xem xét, xử lý hành vi vi phạm của đại biểu Hội đồng nhân dân, có cơ sở xác định phải xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên đối với đại biểu Hội đồng nhân dân là cán bộ, công chức, viên chức hoặc xử lý bằng pháp luật hình sự mà cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đã có văn bản đề nghị tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với đại biểu Hội đồng nhân dân đó.
2. Đại biểu Hội đồng nhân dân được tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu và khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp khác khi cơ quan có thẩm quyền có quyết định, kết luận về việc không có vi phạm, không xử lý kỷ luật, quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với đại biểu đó hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên đại biểu đó không có tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự.
Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân bị xử lý kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc cho tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu hoặc đề nghị Hội đồng nhân dân bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân.
...
Theo đó, Thường trực Hội Hội đồng nhân dân quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân trong các trường hợp sau đây:
- Đại biểu Hội đồng nhân dân bị khởi tố;
- Trong quá trình xem xét, xử lý hành vi vi phạm của đại biểu Hội đồng nhân dân, có cơ sở xác định phải xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên đối với đại biểu Hội đồng nhân dân là cán bộ, công chức, viên chức hoặc xử lý bằng pháp luật hình sự mà cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đã có văn bản đề nghị tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với đại biểu Hội đồng nhân dân đó.
Đại biểu Hội đồng nhân dân cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp 2013, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;
- Chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân;
- Cư trú hoặc công tác tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở đơn vị hành chính mà mình là đại biểu Hội đồng nhân dân;
- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.











- Mẫu thông báo lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 online đẹp và ấn tượng? CBCCVC và người lao động được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 bao nhiêu ngày?
- Quyết định 759 của Thủ tướng: Tăng số lượng biên chế cán bộ công chức viên chức trong hệ thống chính trị ở địa phương vì lý do nào?
- Thống nhất cho thôi việc ngay và không giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc cho đối tượng cán bộ công chức nào theo Hướng dẫn 01?
- Chốt 9 đối tượng bị bỏ lương cơ sở sau 2026, mức lương mới thay thế chiếm 70% tổng quỹ lương, cụ thể là ai?
- Sửa Nghị định 178: Nghỉ hưu trước tuổi CBCCVC còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu thì hưởng chế độ thế nào?