Sinh viên làm thêm có thể làm gia sư dạy kèm cho các bé tại nhà được không?

Hiện nay nhiều giáo viên băn khoăn liệu có thể dạy kèm gia sư cho học sinh chính khóa của mình không? Hoặc sinh viên làm thêm có thể làm gia sư cho các bé tại nhà không? Việc dạy kèm gia sư tại nhà có vi phạm lệnh cấm về dạy thêm? Vậy các quy định về dạy thêm, gia sư được quy định như thế nào? Câu hỏi của chị Thu (Hà Nội).

Sinh viên làm thêm có thể làm gia sư dạy kèm cho các bé tại nhà được không?

Ngày 26/8/2019, Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Quyết định 2499/QĐ-BGDĐT về việc công bố hết hiệu lực các Điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Theo đó, các hoạt động về dạy thêm và học thêm sẽ không được cấp phép hoạt động nữa.

Chính vì vậy, nhiều giáo viên băn khoăn liệu có thể dạy kèm gia sư cho học sinh chính khóa của mình không? Hoặc sinh viên làm thêm có thể làm gia sư cho các bé tại nhà không? Việc dạy kèm gia sư tại nhà có vi phạm lệnh cấm về dạy thêm?

Hiện nay, chưa có định nghĩa về lao động tự do. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng đối tượng lao động không có giao kết hợp đồng lao động được gọi là lao động tự do.

Từ cách hiểu này, đối tượng lao động tự do được xác định rất rộng.

Đơn cử, theo Công văn 5184/SLĐTBXH-VLATLĐ năm 2021 về hướng dẫn một số nội dung khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, khi được hỏi về việc “Gia sư có được hỗ trợ như lao động tự do không?” Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã giải đáp như sau:

Gia sư có được hỗ trợ như lao động tự do không?
Trả lời:
- Gia sư hoạt động độc lập kèm cặp dạy thêm cho học sinh tại các hộ gia đình là đối tượng không phát sinh quan hệ lao động thuộc diện hỗ trợ nếu đáp ứng đúng các quy định tại Điều 5 Quyết định 3642/QĐ-UBND của UBND Thành phố.
- Gia sư làm việc tại các Trung tâm (thông qua Trung tâm để đi dạy thêm) phát sinh quan hệ lao động do đó đối tượng này không thuộc diện hỗ trợ theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 3642/QĐ-UBND của UBND Thành phố.

Như vậy, có thể thấy gia sư được chia thành 02 đối tượng:

- Gia sư hoạt động độc lập kèm cặp dạy thêm cho học sinh tại các hộ gia đình là đối tượng không phát sinh quan hệ lao động được xem là lao động tự do.

- Gia sư làm việc tại các Trung tâm (thông qua Trung tâm để đi dạy thêm) phát sinh quan hệ lao động. Lúc này hoạt động gia sư được xem là hoạt động dạy thêm, được điều chỉnh bởi Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.

Tại Điều 2 Quy trình ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định về các loại hình dạy thêm như sau:

Giải thích từ ngữ
1. Dạy thêm, học thêm trong quy định này là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm: cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức.
3. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm, học thêm không do các cơ sở giáo dục quy định tại khoản 2 điều này tổ chức.

Như vậy, sinh viên làm thêm được phép làm gia sư dạy kèm cho các bé tại nhà.

Sinh viên làm gia sư dạy kèm tại nhà được hưởng lương thế nào? Phân biệt gia sư dạy kèm và giáo viên dạy thêm?

Sinh viên làm thêm có thể làm gia sư dạy kèm cho các bé tại nhà được không? (Hình từ Internet)

Có phải mọi hoạt động dạy thêm đều bị cấm?

Tại Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc dạy thêm như sau:

Nguyên tắc dạy thêm, học thêm
1. Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.
2. Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.
3. Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.
4. Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.
5. Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

Đồng thời, tại Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định:

Các trường hợp không được dạy thêm
1. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
2. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
3. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
4. Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Như vậy, chỉ cần không thuộc trường hợp không được dạy thêm và thực hiện đúng nguyên tắc trên thì có thể thực hiện hoạt động dạy thêm.

Sinh viên làm gia sư tại nhà được hưởng lương như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định:

Áp dụng mức lương tối thiểu
...
2. Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

Đồng thời tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.680.000

22.500

Vùng II

4.160.000

20.000

Vùng III

3.640.000

17.500

Vùng IV

3.250.000

15.600

Như vậy, sinh viên làm gia sư tại nhà sẽ được trả lương theo mức đã thỏa thuận với chủ nhà tuy nhiên ít nhất phải bằng mức lương tối thiểu giờ tại vùng như sau:

- Vùng I có mức lương làm thêm theo giờ tối thiểu là 22.500 đồng/giờ

- Vùng II có mức lương làm thêm theo giờ tối thiểu là 20.000 đồng/giờ.

- Vùng III có mức lương làm thêm theo giờ tối thiểu là 17.500 đồng/giờ.

- Vùng IV có mức lương làm thêm theo giờ tối thiểu là 15.600 đồng/giờ.

Sinh viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
03 thiệt thòi khi sinh viên làm thêm mà không ký hợp đồng lao động là gì? Mẫu hợp đồng bán thời gian cho sinh viên làm thêm là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Sinh viên đi làm thêm có cần ký hợp đồng lao động?
Lao động tiền lương
Sinh viên nên đi làm thêm khi nào? Sinh viên đi làm thêm có được đóng bảo hiểm xã hội không?
Lao động tiền lương
Cách tính lương thử việc cho sinh viên mới ra trường?
Lao động tiền lương
Sinh viên làm thêm có thể làm gia sư dạy kèm cho các bé tại nhà được không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Sinh viên
3,103 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sinh viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào