Sau năm 2026, chốt tăng mức lương cơ sở hay công bố bảng lương mới?
Sau năm 2026, chốt tăng mức lương cơ sở hay công bố bảng lương mới?
Theo quy định tại khoản 5.2 Điều 5 Kết luận 83/KL-TW năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương đã chỉ đạo Ban Kinh tế Trung ương cùng với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành liên quan tiến hành nghiên cứu nhằm xây dựng 05 bảng lương và 09 chế độ phụ cấp mới.
Những đề xuất này phải được trình để Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Bên cạnh đó, điểm c khoản 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Vì thế, nhiều người thắc mắc sau năm 2026 sẽ công bố và sử dụng bảng lương mới hay tiếp tục áp dụng mức lương cơ sở để trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Theo đó, hiện nay Bộ Chính trị chỉ giao cho Ban Kinh tế Trung ương nghiên cứu, đề xuất thực hiện 05 bảng lương và 09 chế độ phụ cấp mới và trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị đã ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm, còn việc thông qua đề xuất thực hiện trả lương theo 05 bảng lương và 09 chế độ phụ cấp vẫn chưa được quy định cụ thể.
Do đó, việc công bố bảng lương mới hay tiếp tục sử dụng lương cơ sở để trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang vẫn chưa chính thức được công bố.
Vì thế, sau năm 2026, Trung ương sẽ xem xét để có kết luận cuối cùng về việc áp dụng bảng lương mới hay tiếp tục tăng mức lương cơ sở.
Cải cách tiền lương năm 2026: Chốt tăng mức lương cơ sở hay công bố bảng lương?
Khi cải cách tiền lương CBCCVC và LLVT thì bảng lương mới và mức lương cơ sở hiện nay sẽ ra sao?
Theo điểm b khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định 05 bảng lương mới khi cải cách tiền lương áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang gồm:
- 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức viên chức giữ chức vụ lãnh đạo;
- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
- 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm:
+ 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm;
+ 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an;
+ 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an.
Theo điểm c khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định khi cải cách tiền lương bảng lương mới sẽ xây dựng trên cơ sở bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương và xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Như vậy khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 sẽ không áp dụng mức lương cơ sở mà thay bằng mức lương cơ bản với số tiền cụ thể.
Chế độ phụ cấp mới khi cải cách tiền lương gồm những gì?
Theo điểm d khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định thì 09 chế độ phụ cấp mới áp dụng cho khu vực công khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 gồm:
- Phụ cấp kiêm nhiệm;
- Phụ cấp thâm niên vượt khung;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp trách nhiệm công việc;
- Phụ cấp lưu động;
- Phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng;
- Phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang;
- Phụ cấp theo nghề (được gộp chung từ phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm);
- Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn (được gộp chung từ phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).
Các yếu tố cụ thể để xác định bảng lương mới khi cải cách tiền lương là gì?
Theo điểm c tiết 3.1 khoản 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện tại, thay vào đó xây dựng mức lương cơ bản cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ, không áp dụng bảng lương công chức, viên chức cho các đối tượng này.
- Xác định mức lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1), không thấp hơn mức lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm cơ sở để xác định mức lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiến gần hơn với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, đảm bảo phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Những thay đổi này nhằm cải thiện hệ thống lương, đảm bảo công bằng và khuyến khích hiệu quả làm việc trong khu vực công.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?