Nghị quyết 60: Thống nhất rà soát chế độ, lộ trình tinh giản biên chế cán bộ công chức viên chức cụ thể thế nào?
Nghị quyết 60: Thống nhất rà soát chế độ, lộ trình tinh giản biên chế cán bộ công chức viên chức thế nào?
Theo Mục 5 Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 về Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII quy định:
Cơ bản thống nhất với các nội dung đề xuất của Bộ Chính trị và Đề án về phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; xây dựng hệ thống tổ chức đảng ở địa phương; chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
...
- Về hệ thống tổ chức đảng ở địa phương: Đồng ý chủ trương lập tổ chức đảng ở địa phương tương ứng với hệ thống hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Kết thúc hoạt động của đảng bộ cấp huyện (huyện, thị xã, thành phố, quận trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Lập tổ chức đảng tương ứng với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã theo đúng Điều lệ Đảng, quy định của Trung ương.
Giao Bộ Chính trị căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương và Báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị để chỉ đạo, hoàn thiện, ban hành các quy định, hướng dẫn có liên quan bảo đảm hệ thống tổ chức đảng ở địa phương hoạt động ổn định, không gián đoạn.
Giao Bộ Chính trị chỉ đạo Đảng uỷ Chính phủ: Chỉ đạo hoàn thiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp (trong đó, nghiên cứu, rà soát hoàn thiện tiêu chí về sắp xếp các xã, phường, đặc khu) và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan hoàn thiện hồ sơ Đề án sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định theo thẩm quyền; khẩn trương lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng ở Trung ương phối hợp chặt chẽ với các địa phương tham mưu hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời tổ chức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức hoạt động chính quyền địa phương 2 cấp gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, bảo đảm đủ điều kiện, nguồn lực để thực hiện, nâng cao vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; rà soát chế độ, chính sách, lộ trình tinh giản biên chế, tính toán chi phí, cân đối ngân sách; bảo đảm thống nhất, đồng bộ, gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện có hiệu quả chủ trương, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
...
Theo đó giao Bộ Chính trị chỉ đạo Đảng uỷ Chính phủ rà soát chế độ, chính sách, lộ trình tinh giản biên chế, tính toán chi phí, cân đối ngân sách; bảo đảm thống nhất, đồng bộ, gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện có hiệu quả chủ trương, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Mới: Chốt chính sách tiền lương mới áp dụng CBCCVC bố trí làm việc tại đơn vị hành chính mới
Quyết định 759 của Thủ tướng: Tăng số lượng biên chế cán bộ công chức viên chức
Quyết định 252: Thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang
Xem thêm:
Nghị quyết 33: Chính thức tiếp nhận ai vào làm công chức cấp xã?
File excel tính tiền nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Nghị định 178: TẢI VỀ
Xem chi tiết lộ trình về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: TẢI VỀ.
Xem chi tiết toàn bộ bảng lương cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang 2025: TẢI VỀ.
Nghị quyết 60: Thống nhất rà soát chế độ, lộ trình tinh giản biên chế cán bộ công chức viên chức thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức viên chức để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế ra sao?
Theo Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP) quy định tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức viên chức và người lao động để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức và giải quyết chính sách, chế độ như sau:
Tập thể cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phai thực hiện rà soát, đánh giá đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ trong 03 năm gần nhất theo các tiêu chí sau:
- Tiêu chí đánh giá về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Tiêu chí đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng đáp ứng yêu cầu về tiến độ, thời gian, chất lượng thực thi nhiệm vụ, công vụ thường xuyên và đột xuất.
- Tiêu chí đánh giá về kết quả, sản phẩm công việc gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà cán bộ, công chức viên chức và người lao động đã đạt được.
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức được đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội thì phải đáp ứng 3 tiêu chí tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, đồng thời phải bảo đảm tiêu chí đánh giá về đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung và có thành tích tiêu biểu, nổi trội, mang lại lợi ích cho cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Nguồn kinh phí chi trả chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc từ đâu?
Theo Điều 16 Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP; được bổ sung bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP) quy định nguồn kinh phí chi trả chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc như sau:
- Đối với cán bộ công chức; cán bộ, công chức cấp xã; lực lượng vũ trang và người lao động (trừ người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập): Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.
- Đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập:
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu hợp pháp khác.
Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập không đủ nguồn kinh phí để giải quyết chính sách, chế độ thì được sử dụng các quỹ được trích theo quy định của đơn vị sự nghiệp công lập để giải quyết chính sách, chế độ.
Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên do Nhà nước đặt hàng thông qua giá dịch vụ nhưng giá dịch vụ chưa tính đủ các yếu tố cấu thành để giải quyết chính sách, chế độ thì nguồn kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp bổ sung.
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo một phần chi thường xuyên: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị, nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu hợp pháp khác. Ngân sách nhà nước sẽ bố trí kinh phí giải quyết chính sách, chế độ trên số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao.
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.
- Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau hợp nhất, sáp nhập thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phù hợp với vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức, viên chức: Ngoài kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức đã được bố trí hằng năm theo quy định, được cấp bổ sung kinh phí đào tạo, bồi dưỡng bằng 5% tổng quỹ lương cơ bản (không bao gồm phụ cấp) trong năm đầu thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
- Ngân sách nhà nước bảo đảm đủ toàn bộ khoản kinh phí tương đương với số tiền đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ bảo hiểm hưu trí và tử tuất cho thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ hưu trước tuổi trong thời gian từ đủ 05 năm đến đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu.
- Đối với người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện chịu tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.
- Đối với các tổ chức hành chính kết thúc việc thực hiện cơ chế tài chính đặc thù như đơn vị sự nghiệp công lập từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 thì nguồn kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.











- Bộ chính trị chốt sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã theo 6 tiêu chí nào tại Tờ trình 624? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?
- Quyết định 759: Chốt tiêu chuẩn cán bộ công chức của chính quyền địa phương cấp xã do ai hướng dẫn?
- Phương án nhân sự tại Kết luận 150 của Bộ Chính trị dành cho đối tượng nào?
- Chỉ thị số 45 CT TW của Bộ Chính trị: Số lượng cấp ủy viên, ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí Thư cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 là bao nhiêu?
- Sáp nhập tỉnh mới nhất: Những tỉnh thành được ưu tiên sáp nhập tỉnh theo Quyết định 759? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?