Sau khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, công ty có quyền không nhận người lao động trở lại làm việc hay không?
Trường hợp nào phải thông báo chấm dứt hợp đồng lao động cho người lao động?
Tại Điều 45 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động
1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này.
2. Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ thời điểm có thông báo chấm dứt hoạt động.
Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Bộ luật này thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ ngày ra thông báo.
Theo đó, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động cho người lao động khi:
- Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định.
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định.
- Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Lao động nữ nghỉ dưỡng thai có bị công ty cho thôi việc được không?
Tại khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
3. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Theo đó, công ty không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang mang thai. Nói cách khác, người lao động nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ không thể bị công ty cho thôi việc.
Căn cứ theo Điều 39 Bộ luật Lao động 2019 nếu tự ý cho người lao động này nghỉ việc, công ty sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Công ty có quyền không nhận người lao động trở lại sau khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hay không?
Tại khoản 3 Điều 41 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
...
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
Như vậy, trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và không muốn nhận lại người lao động thì phải được người lao động đồng ý. Trường hợp này người sử dụng lao động phải đảm bảo các khoản trả cho người lao động sau đây:
- Các khoản tiền theo khoản 1 Điều 41 Bộ luật Lao động 2019;
- Trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019;
- Khoản tiền bồi thường thêm để chấm dứt hợp đồng lao động do hai bên thỏa thuận, nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
Như vậy khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật mà người lao động không đồng ý việc thôi việc thì công ty bắt buộc phải nhận họ vào làm việc trở lại.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?