Sáp nhập tỉnh: Chốt Danh sách Trung tâm hành chính của 23 tỉnh thành mới sau sáp nhập? Nhóm CBCC phải nghỉ việc và được xét hưởng chính sách 178 khi sáp nhập tỉnh do ai quyết định?

Nhóm CBCC phải nghỉ việc và được xét hưởng chính sách 178 khi sáp nhập tỉnh do ai quyết định? Chốt Danh sách Trung tâm hành chính của 23 tỉnh thành mới sau sáp nhập như thế nào?

Sáp nhập tỉnh: Chốt Danh sách Trung tâm hành chính của 23 tỉnh thành mới sau sáp nhập?

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Căn cứ theo tiểu mục 3.2 Mục IV Đề án ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025, có tổng số 52 ĐVHC cấp tỉnh thực hiện sắp xếp, gồm:

- 04 thành phố: Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ

- 48 tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hoà Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Cà Mau, Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Kiên Giang.

Riêng đối với tỉnh Cao Bằng có diện tích tự nhiên chưa đạt theo quy định (6.700,4 km2 chỉ đạt 83,8% tiêu chuẩn) nhưng không thực hiện sắp xếp vì các lý do:

- Tỉnh có đường biên giới quốc gia rất dài giáp với nước Trung Quốc, địa hình đồi núi cao chia cắt phức tạp, hiểm trở, có gần 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số;

- Các tỉnh giáp ranh đều không phù hợp để sắp xếp, sáp nhập:

+ Phía Tây giáp ranh tỉnh Hà Giang đã dự kiến sáp nhập với tỉnh Tuyên Quang thành một tỉnh mới có diện tích tự nhiên lớn.

+ Phía Nam giáp ranh với tỉnh Bắc Kạn nhưng đã dự kiến sáp nhập với tỉnh Thái Nguyên. Phía Đông giáp ranh với tỉnh Lạng Sơn có diện tích lớn và đã bảo đảm đạt 100% cả 2 tiêu chuẩn về diện tích và quy mô dân số, nếu sáp nhập tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn sẽ thành một tỉnh mới có chiều dài đường biên giới lớn, khó khăn trong công tác bảo đảm quốc phòng an ninh.

Dưới đây là Danh sách tên gọi và Trung tâm hành chính của 23 tỉnh thành mới sau sáp nhập:

STT

Tỉnh/Tp sáp nhập

Tên đơn vị mới

Trung tâm chính trị - hành chính

1

Tuyên Quang

Hà Giang

Tuyên Quang

Tuyên Quang

2

Lào Cai

Yên Bái

Lào Cai

Yên Bái

3

Bắc Kạn

Thái Nguyên

Thái Nguyên

Thái Nguyên

4

Vĩnh Phúc

Phú Thọ

Hoà Bình

Phú Thọ

Phú Thọ

5

Bắc Ninh

Bắc Giang

Bắc Ninh

Bắc Giang

6

Hưng Yên

Thái Bình

Hưng Yên

Hưng Yên

7

Hải Dương

TP Hải Phòng

TP Hải Phòng

TP Hải Phòng

8

Hà Nam

Ninh Bình

Nam Định

Ninh Bình

Ninh Bình

9

Quảng Bình

Quảng Trị

Quảng Trị

Quảng Bình

10

Quảng Nam

TP Đà Nẵng

TP Đà Nẵng

TP Đà Nẵng

11

Kon Tum

Quảng Ngãi

Quảng Ngãi

Quảng Ngãi

12

Gia Lai

Bình Định

Gia Lai

Bình Định

13

Ninh Thuận

Khánh Hoà

Khánh Hoà

Khánh Hoà

14

Lâm Đồng

Đắk Nông

Bình Thuận

Lâm Đồng

Lâm Đồng

15

Đắk Lắk

Phú Yên

Đắk Lắk

Đắk Lắk

16

Bà Rịa-Vũng Tàu

Bình Dương

TP.HCM

TP.HCM

TP.HCM

17

Đồng Nai

Bình Phước

Đồng Nai

Đồng Nai

18

Tây Ninh

Long An

Tây Ninh

Long An

19

TP Cần Thơ

Sóc Trăng

Hậu Giang

TP Cần Thơ

TP Cần Thơ

20

Bến Tre

Vĩnh Long

Trà Vinh

Vĩnh Long

Vĩnh Long

21

Tiền Giang

Đồng Tháp

Đồng Tháp

Tiền Giang

22

Bạc Liêu

Cà Mau

Cà Mau

Cà Mau

23

An Giang

Kiên Giang

An Giang

Kiên Giang

Danh sách Trung tâm hành chính của 23 tỉnh thành mới sau sáp nhập

Chốt Danh sách Trung tâm hành chính của 23 tỉnh thành mới sau sáp nhập như thế nào?

Nhóm cán bộ công chức phải nghỉ việc và được xét hưởng chính sách của Nghị định 178 khi sáp nhập tỉnh do ai quyết định?

Tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Trách nhiệm Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Ban hành văn bản hành chính hướng dẫn các tiêu chí cụ thể hóa quy định tại Điều 6 Nghị định này để các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý đánh giá cán bộ công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý phù hợp với đặc điểm tình hình và thực tiễn của cơ quan, tổ chức, đơn vị; xem xét, quyết định đối tượng phải nghỉ việc do sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; bảo đảm khoa học, công bằng, khách quan, hợp lý, nhân văn.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý lập danh sách đối tượng thuộc diện phải nghỉ việc và các trường hợp tự nguyện có đơn xin nghỉ việc áp dụng chính sách, chế độ quy định tại Điều 7, Điều 9 và Điều 10, lập dự toán kinh phí thực hiện; trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo phân cấp quản lý.
3. Chỉ đạo cơ quan Nội vụ, cơ quan Tài chính thẩm định danh sách đối tượng, kinh phí thực hiện chính sách, chế độ và quyết định theo thẩm quyền phân cấp; trên cơ sở đó, thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ công chức, viên chức được nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ việc theo đúng quy định.
...

Theo đó, khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, việc sáp nhập tỉnh trong phạm vi các tỉnh thành trong nước thì quyết định nhóm cán bộ công chức phải nghỉ việc và được xét hưởng chính sách là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại tỉnh thành đó.

Mức lương tối thiểu có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?

Tại khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
...

​Theo đó, việc sáp nhập tỉnh thành có thể ảnh hưởng đến mức lương tối thiểu vùng, do mức lương này được áp dụng dựa trên phân vùng địa lý. Hiện tại, mức lương tối thiểu vùng được chia thành 4 mức theo quy định tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP, gồm:

Vùng 1: 4.960.000 đồng/tháng​

Vùng 2: 4.410.000 đồng/tháng

Vùng 3: 3.860.000 đồng/tháng​

Vùng 4: 3.450.000 đồng/tháng

Khi sáp nhập các tỉnh, việc phân vùng lương tối thiểu có thể được điều chỉnh để phản ánh đúng điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn mới. Điều này có thể dẫn đến việc thay đổi mức lương tối thiểu áp dụng cho người lao động tại khu vực đó. ​

Sáp nhập tỉnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Đã có danh sách sáp nhập tỉnh gồm 34 tỉnh thành chính thức, cụ thể ra sao? Số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh thế nào?
Lao Động Tiền Lương
Quyết định của Thủ tướng: Sáp nhập tỉnh, người dân phải chuyển đổi giấy tờ do thay đổi tên gọi của đơn vị hành chính nhưng sẽ được hạn chế tối đa tác động bằng cách nào? Nguyên tắc thực hiện chế độ với NLĐ trong sắp xếp tổ chức bộ máy?
Lao Động Tiền Lương
Sáp nhập tỉnh: Cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh về làm lãnh đạo cấp xã trong trường hợp nào theo định hướng Công văn 03?
Lao Động Tiền Lương
Thống nhất thay đổi tên gọi cho 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập tỉnh, hợp nhất tỉnh theo nguyên tắc nào, danh sách tên gọi dự kiến ra sao? Số đại biểu HĐND cấp tỉnh thế nào?
Lao Động Tiền Lương
Sáp nhập tỉnh: Chốt Danh sách Trung tâm hành chính của 23 tỉnh thành mới sau sáp nhập? Nhóm CBCC phải nghỉ việc và được xét hưởng chính sách 178 khi sáp nhập tỉnh do ai quyết định?
Lao Động Tiền Lương
Nghị quyết 74: Chính thức sắp xếp CBCCVC khi sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan nào?
Lao Động Tiền Lương
Không thực hiện sắp xếp tỉnh, xã theo dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Tờ trình 624 nếu đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã có vị trí thế nào? Biên chế cán bộ công chức viên chức cấp tỉnh sau sắp xếp ra sao?
Lao Động Tiền Lương
Phương án chi tiết Bà Rịa Vũng Tàu sáp nhập TPHCM có diện tích và quy mô dân số như thế nào theo Quyết định 759? Số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh ra sao?
Lao Động Tiền Lương
Sau sáp nhập tỉnh: Số lượng công chức viên chức, người lao động hợp đồng cấp tỉnh có giữ nguyên theo Công văn 03 hay không?
Lao Động Tiền Lương
Hoàn thành sáp nhập tỉnh và đổi tên đơn vị cần phải được xem xét, cho ý kiến bởi ai? Số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Sáp nhập tỉnh
21 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào