Hoàn thành sáp nhập tỉnh và đổi tên đơn vị cần phải được xem xét, cho ý kiến bởi ai? Số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh ra sao?
Hoàn thành sáp nhập tỉnh và đổi tên đơn vị cần phải được xem xét, cho ý kiến bởi ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng nhân dân tỉnh về việc sáp nhập tỉnh như sau:
- Quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương;
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hằng năm; quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực của địa phương theo quy định của pháp luật;
- Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định các nội dung liên quan đến phí, lệ phí, việc vay các nguồn vốn theo quy định của pháp luật;
- Quyết định cơ chế, chính sách, biện pháp để phát triển các lĩnh vực tài chính, đầu tư, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đất đai, tài nguyên, môi trường, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, giáo dục, y tế, hành chính tư pháp, nội vụ, lao động, xã hội, văn hóa, thông tin, du lịch, thể dục thể thao của địa phương theo quy định của pháp luật;
- Quyết định biện pháp để thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo; biện pháp bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đối ngoại; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, bảo đảm quyền con người, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương theo quy định của pháp luật;
- Căn cứ vào chủ trương của Đảng, quyết định áp dụng thí điểm các chính sách đặc thù, đặc biệt, chưa được quy định trong pháp luật để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn sau khi đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ cho phép;
- Ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình;
- Quyết định thành lập, tổ chức lại, thay đổi tên gọi, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật;
- Quyết định biên chế cán bộ, công chức trong các cơ quan của chính quyền địa phương các cấp theo chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao; quyết định tổng số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý; quyết định tổng số lượng và mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; quyết định chính sách trọng dụng nhân tài, chính sách thu hút, khuyến khích đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại địa phương phù hợp với điều kiện, khả năng ngân sách của địa phương;
- Xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính ở địa phương;
- Quyết định đặt tên, đổi tên đường, phố, quảng trường, công trình công cộng ở địa phương theo quy định của pháp luật;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân cùng cấp; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm theo quy định của pháp luật;
- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu theo quy định của pháp luật;
- Giám sát việc thi hành Hiến pháp 2013, pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ quan khác ở địa phương theo quy định của pháp luật;
- Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và chấp thuận việc đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình thôi làm nhiệm vụ đại biểu theo quy định của pháp luật;
- Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp mình; bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản do mình ban hành khi xét thấy không còn phù hợp hoặc trái pháp luật;
- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và Hội đồng nhân dân cấp huyện;
- Giải tán Hội đồng nhân dân cấp huyện trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn;
-Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hoàn thành sáp nhập tỉnh và đổi tên đơn vị cần phải được xem xét, cho ý kiến bởi hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Hoàn thành sáp nhập tỉnh và đổi tên đơn vị cần phải được xem xét, cho ý kiến bởi ai? (Hình từ Internet)
Số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh ra sao?
Căn cứ theo Điều 28 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định việc xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
- Tỉnh miền núi, vùng cao có từ 500.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 500.000 dân thì cứ thêm 50.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 75 đại biểu;
- Tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ 1.000.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 1.000.000 dân thì cứ thêm 70.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu;
- Thành phố trực thuộc trung ương có từ 1.000.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 1.000.000 dân thì cứ thêm 60.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu;
- Thành phố Hồ Chí Minh được bầu 95 đại biểu. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định của Luật Thủ đô.
Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ gì?
Theo Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp 2013 và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với đề cao trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
- Tổ chức chính quyền địa phương tinh, gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch, bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.
- Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
- Bảo đảm nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục.
- Những công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương phải do địa phương quyết định, địa phương tổ chức thực hiện và tự chịu trách nhiệm.
Như vậy Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.











- Công văn 1767: Chính thức quyết định cho nghỉ việc những đối tượng nào khi sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Công văn 03: Chế độ phụ cấp lương hiện hưởng của CBCCVC, NLĐ hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi được bố trí công tác ở ĐVHC mới như thế nào?
- Chính thức: Chốt thời hạn và thời gian giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc cho CCVC và người lao động như thế nào?
- Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản cấp cho đối tượng nào?
- Hưởng trợ cấp ốm đau nửa ngày có phải bằng một nửa hưởng một ngày đúng không?