Sai số tuyệt đối là gì, ví dụ? Công thức tính sai số tuyệt đối và ứng dụng của nó đối với các lĩnh vực công việc thế nào?
- Sai số tuyệt đối là gì, ví dụ? Công thức tính sai số tuyệt đối và ứng dụng của nó đối với các lĩnh vực công việc thế nào?
- Khi có sai số dẫn đến sai sót trong quá trình thu thập thông tin về cầu lao động thì ai có trách nhiệm chỉnh sửa?
- Kế hoạch thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động gồm các nội dung gì?
Sai số tuyệt đối là gì, ví dụ? Công thức tính sai số tuyệt đối và ứng dụng của nó đối với các lĩnh vực công việc thế nào?
Sai số tuyệt đối là độ lệch giữa giá trị đo được và giá trị thực của một đại lượng. Nó cho biết mức độ chính xác của phép đo hoặc tính toán so với giá trị thực tế.
- Công thức tính sai số tuyệt đối:
Nếu ( a ) là giá trị gần đúng và ( x ) là giá trị thực, thì sai số tuyệt đối ( Delta x ) được tính bằng công thức:
Delta x = |a - x|
- Ví dụ:
Giả sử bạn đo chiều dài của một cuốn sách và kết quả là 20 cm, trong khi chiều dài thực tế là 19.8 cm. Sai số tuyệt đối sẽ là:
Delta x = |20 - 19.8| = 0.2 {cm}
- Ứng dụng: Sai số tuyệt đối thường được sử dụng trong các lĩnh vực công việc như khoa học, kỹ thuật và thống kê để đánh giá độ chính xác của các phép đo và kết quả thí nghiệm.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Sai số tuyệt đối là gì, ví dụ? Công thức tính sai số tuyệt đối và ứng dụng của nó đối với các lĩnh vực công việc thế nào? (Hình từ Internet)
Khi có sai số dẫn đến sai sót trong quá trình thu thập thông tin về cầu lao động thì ai có trách nhiệm chỉnh sửa?
Theo Điều 10 Thông tư 01/2022/TT-BLĐTBXH quy định:
Nội dung thu thập
1. Nội dung thu thập
a) Việc sử dụng lao động của người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Lao động.
b) Nhu cầu tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động.
2. Khi có sự thay đổi hoặc sai sót trong quá trình thu thập thông tin quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thu thập thông tin tiến hành cập nhật, chỉnh sửa.
Theo đó khi có sai sót trong quá trình thu thập thông tin về cầu lao động về các nội dung như việc sử dụng lao động của người sử dụng lao động, nhu cầu tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thu thập thông tin tiến hành cập nhật, chỉnh sửa.
Kế hoạch thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động gồm các nội dung gì?
Theo Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-BLĐTBXH quy định:
Lập kế hoạch thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động
1. Nguyên tắc lập kế hoạch
a) Bảo đảm phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
b) Bảo đảm dữ liệu được thu thập chính xác, đầy đủ, có hệ thống; đáp ứng yêu cầu của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia.
c) Lồng ghép với các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và không trùng lặp, chồng chéo nhiệm vụ.
d) Bảo đảm thực hiện hiệu quả, khả thi, tiết kiệm kinh phí, nguồn lực.
đ) Thời gian lập, phê duyệt phải bảo đảm việc giao dự toán kinh phí và triển khai thực hiện theo quy định.
2. Căn cứ lập kế hoạch
a) Yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
b) Theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
c) Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
d) Các chương trình, đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
đ) Nội dung thông tin thị trường lao động quy định tại khoản 1 Điều 7 và khoản 1 Điều 10 Thông tư này là căn cứ thực hiện công tác thu thập, quản lý, công bố, cung cấp và sử dụng thông tin thị trường lao động.
3. Kế hoạch thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích, yêu cầu thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động.
b) Khối lượng thông tin thị trường lao động cần thu thập.
c) Nội dung công việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động.
d) Sản phẩm thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động.
đ) Kế hoạch, nguồn nhân lực thực hiện.
e) Tổ chức thực hiện.
g) Dự toán kinh phí.
Theo đó khi lập kế hoạch phải dựa trên căn cứ sau:
- Yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
- Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Các chương trình, đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Nội dung thông tin thị trường lao động là căn cứ thực hiện công tác thu thập, quản lý, công bố, cung cấp và sử dụng thông tin thị trường lao động.
Kế hoạch thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động gồm các nội dung cơ bản sau:
- Mục đích, yêu cầu thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động.
- Khối lượng thông tin thị trường lao động cần thu thập.
- Nội dung công việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động.
- Sản phẩm thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động.
- Kế hoạch, nguồn nhân lực thực hiện.
- Tổ chức thực hiện.
- Dự toán kinh phí.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Thứ 6 đen tối là ngày nào? Ngày thứ 6 đen tối có phải ngày nghỉ lễ của người lao động không?
- Lần điều chỉnh tăng lương hưu tiếp theo sau khi tăng 15% của cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì căn cứ để tính điều chỉnh dựa trên mức lương hưu nào?
- Chính sách tăng lương hưu năm 2025: Đối tượng và điều kiện áp dụng là gì?