An toàn giao thông là gì? Thực trạng an toàn giao thông hiện nay? Công chức thanh tra chuyên ngành GTVT thuộc tổ chức nào?
An toàn giao thông là gì? Thực trạng an toàn giao thông hiện nay?
An toàn giao thông là việc đảm bảo an toàn cho những người tham gia giao thông, giúp họ tránh khỏi các sự cố, tai nạn có thể dẫn đến thương tích hoặc tử vong. Điều này áp dụng cho tất cả các loại hình giao thông như đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.
- An toàn giao thông được đảm bảo thông qua:
+ Hành vi và văn hóa giao thông: Người tham gia giao thông cần tuân thủ các quy định pháp luật và có ý thức chấp hành tốt.
+ Cơ sở hạ tầng giao thông: Đường xá, cầu cống, biển báo và các công trình giao thông khác cần được xây dựng và bảo trì tốt.
+ Phương tiện giao thông: Các phương tiện cần được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo an toàn.
Thực trạng an toàn giao thông hiện nay tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức. Mặc dù đã có những nỗ lực đáng kể từ phía chính phủ và các cơ quan chức năng, tai nạn giao thông vẫn xảy ra thường xuyên, đặc biệt là trên các tuyến đường bộ.
- Một số vấn đề nổi bật bao gồm:
+ Ý thức tham gia giao thông: Nhiều người tham gia giao thông vẫn chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, như việc không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, và lái xe khi đã uống rượu bia.
+ Cơ sở hạ tầng giao thông: Một số tuyến đường vẫn chưa được nâng cấp, bảo trì kịp thời, dẫn đến tình trạng xuống cấp, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
+ Phương tiện giao thông: Nhiều phương tiện cũ kỹ, không đảm bảo an toàn vẫn được sử dụng, gây ra nguy cơ tai nạn cao.
+ Tình trạng ùn tắc giao thông: Ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, tình trạng ùn tắc giao thông vẫn diễn ra phổ biến, đặc biệt vào giờ cao điểm, gây khó khăn cho việc di chuyển và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
+ Giáo dục và tuyên truyền: Mặc dù đã có nhiều chiến dịch tuyên truyền về an toàn giao thông, nhưng hiệu quả vẫn chưa đạt được như mong muốn. Cần có những biện pháp giáo dục và tuyên truyền mạnh mẽ hơn để nâng cao ý thức của người dân.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
An toàn giao thông là gì? Thực trạng an toàn giao thông hiện nay? (Hình từ Internet)
Công chức thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải thuộc tổ chức nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định:
Điệu kiện, tiêu chuẩn của công chức thanh tra chuyên ngành
1. Công chức thanh tra chuyên ngành là công chức thuộc tổ chức tham mưu giúp việc Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải; đơn vị trực thuộc cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải.
...
Theo đó công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải là công chức thuộc tổ chức tham mưu giúp việc Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc:
- Bộ Giao thông vận tải;
- Đơn vị trực thuộc cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải cần đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn gì?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định:
Điệu kiện, tiêu chuẩn của công chức thanh tra chuyên ngành
...
2. Công chức thanh tra chuyên ngành phải đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Thanh tra và các điều kiện, tiêu chuẩn sau:
a) Công chức thanh tra chuyên ngành của Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam phải có trình độ đào tạo từ đại học trở lên phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm về một trong các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng, kiến trúc, cơ khí, công nghệ thông tin, viễn thông, luật, kinh tế, tài chính;
b) Công chức thanh tra chuyên ngành của Cục Đăng kiểm Việt Nam phải có trình độ đào tạo từ đại học trở lên phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm về một trong các chuyên ngành kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm phương tiện, thiết bị giao thông vận tải hoặc một trong các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực luật, tài chính.
Theo đó công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải cần đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn như sau:
- Phải là công chức của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, trừ trường hợp là viên chức ở cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của Chính phủ.
- Phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chuyên ngành, am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ thanh tra và có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, không kể thời gian tập sự.
- Nếu là công chức thanh tra chuyên ngành của Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam thì phải có trình độ đào tạo từ đại học trở lên phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm về một trong các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng, kiến trúc, cơ khí, công nghệ thông tin, viễn thông, luật, kinh tế, tài chính;
- Nếu là công chức thanh tra chuyên ngành của Cục Đăng kiểm Việt Nam phải thì có trình độ đào tạo từ đại học trở lên phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm về một trong các chuyên ngành kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm phương tiện, thiết bị giao thông vận tải hoặc một trong các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực luật, tài chính.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?