Rằm tháng 8 - Tết Trung thu 2024 rơi vào thứ mấy, ngày mấy? Người lao động có thể dùng ngày phép năm để nghỉ vào ngày này không?
Rằm tháng 8 - Tết Trung thu 2024 rơi vào thứ mấy, ngày mấy?
Tết Trung thu hay còn có các tên gọi khác là Tết Thiếu nhi, Tết trông Trăng hay Tết Đoàn viên. Đây là một trong những ngày lễ lớn trong năm của nước ta. Vào ngày này, trẻ em sẽ được tham gia những hoạt động như rước đèn, phá cỗ, xem múa lân,… Tết Trung thu cũng là ngày các gia đình quây quần, sum vầy bên nhau cùng ngắm trăng, trò chuyện, uống trà, ăn bánh Trung thu,…
Tết Trung thu - Rằm tháng 8 được tổ chức hằng năm vào ngày 15/08 âm lịch.
Theo đó, Tết Trung thu 2024 rơi vào thứ Ba, ngày 17/09/2024 dương lịch.
Rằm tháng 8 - Tết Trung thu 2024 rơi vào thứ mấy, ngày mấy? Người lao động có thể dùng ngày phép năm để nghỉ vào ngày này không?
Người lao động có thể dùng ngày phép năm để nghỉ vào ngày này không?
Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, Tết Trung thu không phải là một trong các ngày nghỉ lễ tết của người lao động.
Căn cứ tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
...
Theo đó, số ngày phép năm của người lao động là:
- Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì có số ngày nghỉ phép năm như sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Ngoài ra, tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Theo đó, người lao động làm việc cho một người sử dụng lao động cứ đủ 05 năm thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Như vậy, người lao động có thể dùng ngày phép năm để nghỉ vào Tết Trung thu nếu ngày đó không phải là ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương của người lao động.
Lao động có con nhỏ có được về sớm vào ngày Tết Trung thu không?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 chỉ quy định trường hợp lao động nữ được hỗ trợ về sớm trong trường hợp tại Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định về bảo vệ thai sản, theo đó lao động nữ sẽ được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày hoặc chuyển sang làm công việc nhẹ nhàng, an toàn hơn mà không bị cắt giảm tiền lương cùng các quyền và lợi ích khác.
Bên cạnh đó, tại Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ quy định:
Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau:
- Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng;
- Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
- Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.
Như vậy, đối với những lao động nữ đang trong thời gian hành kinh sẽ được đi về sớm không được quá 30 phút/ngày hành kinh.
Còn trường hợp người lao động được về sớm vào ngày Tết Trung thu không được pháp luật hiện hành quy định. Tuy nhiên, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về việc về sớm vào ngày này hoặc thực hiện theo nội quy lao động của người sử dụng lao động.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?