Quyết định thu hồi quyết định cho nghỉ việc, thôi việc người lao động là mẫu nào, cụ thể ra sao?
Mẫu quyết định thu hồi quyết định cho nghỉ việc, thôi việc người lao động?
Quyết định thu hồi quyết định cho nghỉ việc, thôi việc người lao động là văn bản được người sử dụng lao động ban hành nhằm hủy bỏ quyết định trước đó về việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
Việc thu hồi này có thể xảy ra trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như khi người lao động đã được thông báo về việc thôi việc nhưng sau đó có sự thay đổi về tình hình công việc hoặc có sự thỏa thuận giữa hai bên.
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể Mẫu quyết định thu hồi quyết định cho nghỉ việc, thôi việc người lao động.
Thông thường, nội dung của quyết định thu hồi cần phải rõ ràng, bao gồm các thông tin như:
(1) Quốc hiệu, tiêu ngữ.
(2) Tên quyết định: Quyết định thu hồi quyết định thôi việc.
(3) Lý do thu hồi quyết định.
(4) Ngày ra quyết định.
(5) Chữ ký và đóng dấu của người đại diện có thẩm quyền.
Có thể tham khảo Mẫu quyết định thu hồi quyết định cho nghỉ việc, thôi việc người lao động dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu quyết định thu hồi quyết định cho nghỉ việc, thôi việc người lao động
*Lưu ý: Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu quyết định thu hồi quyết định cho nghỉ việc, thôi việc người lao động? Công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ cần báo trước mấy ngày? (Hình từ Internet)
Công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động thì cần báo trước mấy ngày?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
...
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.
Theo đó, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động thì phải báo trước theo thời gian sau:
- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.
- Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Trường hợp người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng hoặc người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên thì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, doanh nghiệp không cần báo trước.
Theo đó, khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động thì công ty cần tuân thủ thời gian báo trước theo quy định nêu trên.
Chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động trong thời gian thử việc có cần báo trước không?
Căn cứ Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định kết thúc thời gian thử việc như sau:
Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Theo quy định nêu trên thì đối với hợp đồng thử việc thì người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường.


- Bãi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu, mức lương mới thay thế trong bảng lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo dự kiến là gì?
- Chốt: Danh sách cán bộ công chức tự nguyện xin nghỉ tinh giản trình UBND Thành phố Hà Nội vào thời gian nào hàng tháng?
- Sáp nhập xã: Người hoạt động không chuyên trách tại các xã bị sáp nhập có bị hạn chế về chế độ hỗ trợ tài chính so với CBCC chuyên trách không?
- Nghị định 67: Chính thức mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi dành cho CBCCVC và người lao động nằm trong khoảng nào?
- Songkran là lễ hội gì? Lễ hội Songkran tổ chức ở đâu? Lễ hội Songkran có thuộc trong các ngày lễ lớn của Việt Nam không? Người lao động có được nghỉ vào ngày này không?