Quyết định chính thức giảm 400 xã phường sau sắp xếp ĐVHC tại Hà Nội còn lại những đơn vị nào? Cán bộ công chức cấp xã thay đổi về trình độ thì việc xếp lương được quy định ra sao?

Giảm 400 xã phường sau sắp xếp ĐVHC tại Hà Nội còn lại những đơn vị nào theo Nghị quyết 19? Cán bộ công chức cấp xã thay đổi về trình độ thì việc xếp lương được quy định ra sao?

Quyết định chính thức giảm 400 xã phường sau sắp xếp ĐVHC tại Hà Nội còn lại những đơn vị nào?

Trước đó, căn cứ tại tiểu mục 1 Mục 2 Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hà Nội quy định về số lượng đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau:

Thành phố Hà Nội có tổng diện tích 3.359,84 km², gồm 30 đơn vị hành chính cấp huyện (12 quận, 01 thị xã và 17 huyện), 526 đơn vị hành chính cấp xã (160 phường, 21 thị trấn và 345 xã); dân số thường xuyên sinh sống và tạm trú khoảng hơn 8,5 triệu người.

Có thể thấy, theo phương án ban đầu về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hà Nội thì số lượng đơn vị hành chính là 526 đơn vị hành chính cấp xã.

Chi tiết Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hà Nội: TẢI VỀ

Tuy nhiên, ngày 29/4/2025 HĐND Hà Nội thông qua Nghị quyết 19/NQ-HĐND năm 2025 về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, chính thức giảm số lượng đơn vị hành chính từ 526 đơn vị hành chính cấp xã xuống còn 126 đơn vị hành chính.

Căn cứ tại Điều 1 Quyết nghị ban hành kèm theo Nghị quyết 19/NQ-HĐND 2025 thông qua phương án sắp xếp, tên gọi 126 xã phường mới sau sắp xếp ĐVHC của TP Hà Nội như sau:

- Thành lập phường Hoàn Kiếm trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Hàng Mã, Hàng Bồ, Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Gai, Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Đồng Xuân, Tràng Tiền, Cửa Đông, Hàng Bông, Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm), Điện Biên (quận Ba Đình).

- Thành lập phường Cửa Nam trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Trần Hưng Đạo, Hàng Bài, Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Hàng Bông, Hàng Trống, Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm), Phạm Đình Hổ, Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng).

- Thành lập phường Ba Đình trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Quán Thánh, Trúc Bạch (quận Ba Đình); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Điện Biên, Ngọc Hà (quận Ba Đình); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Đội Cấn, Kim Mã (quận Ba Đình), Đồng Xuân, Cửa Đông, Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm); một phần diện tích tự nhiên của phường Thụy Khuê (quận Tây Hồ).

- Thành lập phường Ngọc Hà trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Vĩnh Phúc, Liễu Giai (quận Ba Đình); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Ngọc Hà, Đội Cấn, Kim Mã, Cống Vị (quận Ba Đình); một phần diện tích tự nhiên và dân số của phường Ngọc Khánh (quận Ba Đình); một phần diện tích đất giao thông phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy).

- Thành lập phường Giảng Võ trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của phường Giảng Võ (quận Ba Đình); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Ngọc Khánh, Thành Công (quận Ba Đình); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Cống Vị, Kim Mã (quận Ba Đình), Cát Linh, Láng Hạ (quận Đống Đa).

- Thành lập phường Hai Bà Trưng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Đồng Nhân, Phố Huế (quận Hai Bà Trưng); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Bạch Đằng, Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng).

- Thành lập phường Vĩnh Tuy trên cơ sở nhập phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Vĩnh Tuy, Thanh Lương (quận Hai Bà Trưng); Mai Động (quận Hoàng Mai); một phần diện tích tự nhiên và dân số của phường Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai).

- Thành lập phường Bạch Mai trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Bạch Mai, Quỳnh Mai, Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Thanh Nhàn, Minh Khai, Đồng Tâm (quận Hai Bà Trưng); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Phương Mai (quận Đống Đa), Lê Đại Hành, Trương Định (quận Hai Bà Trưng).

...

Xem thêm tại Nghị quyết 19/NQ-HĐND năm 2025: TẢI VỀ

Như vậy, HĐND thành phố Hà Nội khóa 16 tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội quyết định giảm 400 đơn vị hành chính cấp xã chỉ còn 126 xã, phường sau sắp xếp ĐVHC.

Quyết định chính thức giảm 400 xã phường sau sắp xếp ĐVHC tại Hà Nội còn lại những đơn vị nào? Cán bộ công chức cấp xã thay đổi về trình độ thì việc xếp lương được quy định ra sao? (Hình từ Internet)

Cán bộ công chức cấp xã thay đổi về trình độ thì việc xếp lương được quy định ra sao?

Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Xếp lương đối với cán bộ, công chức cấp xã
1. Cán bộ, công chức cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Nghị định này được thực hiện xếp lương như công chức hành chính có cùng trình độ đào tạo quy định tại bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Văn bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bằng.
2. Trường hợp trong thời gian công tác, cán bộ, công chức cấp xã có thay đổi về trình độ đào tạo phù hợp với chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm thì được đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xếp lương theo trình độ đào tạo mới kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp.
3. Trường hợp người được bầu làm cán bộ cấp xã, được tuyển dụng, tiếp nhận vào làm công chức cấp xã theo quy định tại Nghị định này mà đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính để làm căn cứ xếp lương (trừ thời gian tập sự, thử việc), thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục thì được cộng dồn.

Theo đó, trong thời gian công tác, cán bộ công chức cấp xã có thay đổi về trình độ đào tạo phù hợp với chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm thì được đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xếp lương theo trình độ đào tạo mới kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp.

Việc quản lý cán bộ công chức cấp xã gồm có những nội dung quản lý chủ yếu nào?

Căn cứ tại Điều 31 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về nội dung quản lý cán bộ công chức cấp xã như sau:

- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ, quy chế về cán bộ, công chức cấp xã.

- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã.

- Quy định chức vụ, chức danh, vị trí việc làm, tiêu chuẩn và nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã.

- Quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã; tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ tập sự, thôi giữ chức vụ, thôi việc, nghỉ hưu, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức cấp xã.

- Thực hiện khen thưởng, xử lý kỷ luật, chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã.

- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, quản lý hồ sơ về cán bộ, công chức cấp xã.

- Thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan, tổ chức và đối với cán bộ, công chức trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức cấp xã.

- Các công tác khác liên quan đến quản lý cán bộ, công chức cấp xã.

Sáp nhập xã
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Đã có toàn bộ danh sách sáp nhập xã, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết 25/NQ-HĐND năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể thế nào?
Lao Động Tiền Lương
Sáp nhập xã: Trước 05/5/2025 tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, không tổ chức cấp huyện sẽ được đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành các luật, nghị quyết liên quan đúng không? Bố trí biên chế cán bộ công chức cấp xã, huyện theo hướng nào?
Lao Động Tiền Lương
Sáp nhập xã 2025: Chốt bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã sau sắp xếp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của vị trí việc làm được xây dựng kế hoạch theo căn cứ nào?
Lao Động Tiền Lương
Quyết định chính thức giảm 400 xã phường sau sắp xếp ĐVHC tại Hà Nội còn lại những đơn vị nào? Cán bộ công chức cấp xã thay đổi về trình độ thì việc xếp lương được quy định ra sao?
Lao Động Tiền Lương
Chính thức công bố tên gọi 126 xã phường mới của Hà Nội sau sắp xếp theo Nghị quyết 19 là gì? Phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ đối với cán bộ công chức cấp xã như thế nào?
Lao Động Tiền Lương
Nghị quyết 35: Sau sáp nhập xã tiếp tục tuyển dụng lại cán bộ công chức viên chức dôi dư giai đoạn 2023-2030 hay không?
Lao động tiền lương
Biên chế lại cán bộ công chức cấp xã, cấp huyện khi sáp nhập xã, bỏ huyện thế nào theo Tờ trình 624?
Lao Động Tiền Lương
Chốt giảm 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện tại theo Nghị quyết 60 có đúng không? Số lượng cán bộ công chức cấp xã hiện nay bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Sáp nhập xã: Chỉ có bằng tại chức cán bộ công chức cấp xã có bị tinh giản biên chế theo Nghị định 29 khi sắp xếp bộ máy không?
Lao động tiền lương
Sáp nhập xã: Người hoạt động không chuyên trách tại các xã bị sáp nhập có bị hạn chế về chế độ hỗ trợ tài chính so với CBCC chuyên trách không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Sáp nhập xã
14 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào