Quy định phù hiệu trong Viện Kiểm sát như thế nào?
Quy định phù hiệu trong Viện Kiểm sát như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định phù hiệu của Viện kiểm sát nhân dân như sau:
Ngày truyền thống, phù hiệu của Viện kiểm sát nhân dân
1. Ngày truyền thống của Viện kiểm sát nhân dân là ngày 26 tháng 7 hằng năm.
2. Phù hiệu của Viện kiểm sát nhân dân hình tròn, nền đỏ, viền vàng, có tia chìm ly tâm; ở giữa có hình ngôi sao năm cánh nổi màu vàng; hai bên có hình bông lúa; ở dưới có hình thanh kiếm lá chắn; trên nền lá chắn có nửa bánh xe răng màu xanh thẫm và các chữ “KS” màu bạch kim; nửa dưới phù hiệu có hình dải lụa đỏ bao quanh, phía trước có dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Căn cứ trên quy định về phù hiệu của Viện kiểm sát nhân dân:
- Hình tròn, nền đỏ, viền vàng, có tia chìm ly tâm;
- Ở giữa có hình ngôi sao năm cánh nổi màu vàng; hai bên có hình bông lúa;
- Ở dưới có hình thanh kiếm lá chắn;
- Trên nền lá chắn có nửa bánh xe răng màu xanh thẫm và các chữ “KS” màu bạch kim;
- Nửa dưới phù hiệu có hình dải lụa đỏ bao quanh, phía trước có dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định phù hiệu trong Viện Kiểm sát như thế nào?
Ai được cấp phù hiệu của Viện kiểm sát nhân dân?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 97 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định đối tượng được cấp phù hiệu của Viện kiểm sát nhân dân như sau:
Trang phục, giấy chứng minh Kiểm sát viên, giấy chứng nhận Điều tra viên, Kiểm tra viên
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân được cấp trang phục và phù hiệu; Kiểm sát viên được cấp cấp hiệu, giấy chứng minh; Điều tra viên, Kiểm tra viên được cấp cấp hiệu, giấy chứng nhận để làm nhiệm vụ.
Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát quân sự được cấp trang phục theo chế độ của quân đội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định chế độ cấp phát và sử dụng trang phục ngành Kiểm sát nhân dân, phù hiệu, cấp hiệu của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp, của Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên trên cơ sở đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định hình thức, chất liệu, màu sắc trang phục; chế độ cấp phát và sử dụng trang phục đối với các công chức khác, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân.
3. Giấy chứng minh Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cấp và quản lý. Hình thức, kích thước, màu sắc của Giấy chứng minh Kiểm sát viên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định trên cơ sở đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Giấy chứng nhận Điều tra viên, Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định, cấp và quản lý.
Theo quy định nêu trên thì cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân được cấp trang phục và phù hiệu.
Các chức danh tư pháp trong Viện kiểm sát nhân dân bao gồm những chức danh nào?
Căn cứ theo Điều 58 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân như sau:
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân
1. Các chức danh tư pháp trong Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp;
b) Kiểm sát viên;
c) Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra;
d) Điều tra viên;
đ) Kiểm tra viên.
2. Các công chức khác, viên chức và người lao động khác.
3. Ở Viện kiểm sát quân sự có các chức danh tư pháp, công chức, viên chức, người lao động khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và các quân nhân khác.
Theo đó, các chức danh tư pháp trong Viện kiểm sát nhân dân bao gồm:
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp;
- Kiểm sát viên;
- Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra;
- Điều tra viên;
- Kiểm tra viên.
Công chức của Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 59 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân như sau:
Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại gây ra khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
3. Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác.
4. Tôn trọng và chịu sự giám sát của nhân dân.
5. Nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, quy định của Viện kiểm sát nhân dân; tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật.
6. Thường xuyên học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Theo đó, công chức của Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại gây ra khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
- Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác.
- Tôn trọng và chịu sự giám sát của nhân dân.
- Nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, quy định của Viện kiểm sát nhân dân; tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Thường xuyên học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?