Quân nhân chuyên nghiệp vi phạm bị xử lý kỷ luật thì có kỷ luật người chỉ huy trực tiếp hay không?
- Quân nhân chuyên nghiệp vi phạm bị xử lý kỷ luật thì có kỷ luật người chỉ huy trực tiếp hay không?
- Trường hợp quân nhân chuyên nghiệp vi phạm bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân thì sẽ áp dụng thời hiệu bao lâu?
- Quân nhân chuyên nghiệp có thể được miễn xử lý kỷ luật trong trường hợp nào?
Quân nhân chuyên nghiệp vi phạm bị xử lý kỷ luật thì có kỷ luật người chỉ huy trực tiếp hay không?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định như sau:
Vi phạm chế độ trách nhiệm của người chỉ huy
1. Người chỉ huy trực tiếp và trên một cấp do thiếu trách nhiệm trong quản lý, chỉ huy mà để quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc quyền vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội đến mức bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị kỷ luật từ khiển trách đến cảnh cáo.
...
Và căn cứ theo Điều 11 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định như sau:
Hình thức kỷ luật
...
2. Hình thức kỷ luật đối với quân nhân chuyên nghiệp
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáng chức;
d) Cách chức;
đ) Hạ bậc lương;
e) Giáng cấp bậc quân hàm;
g) Tước danh hiệu quân nhân.
...
Theo đó, quân nhân chuyên nghiệp vi phạm bị xử lý kỷ luật thì sẽ kỷ luật người chỉ huy trực tiếp nếu người chỉ huy trực tiếp thiếu trách nhiệm trong quản lý, chỉ huy mà để quân nhân chuyên nghiệp thuộc quyền vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội đến mức bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên. Trong trường hợp này, người chỉ huy trực tiếp có thể bị kỷ luật từ khiển trách đến cảnh cáo.
Tuy nhiên, trong các trường hợp sau thì người chỉ huy trực tiếp không bị xử lý kỷ luật khi quân nhân chuyên nghiệp vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật gồm:
- Người chỉ huy trực tiếp thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong quản lý, chỉ huy.
- Quân nhân chuyên nghiệp vi phạm mà bị xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách.
Như vậy, quân nhân chuyên nghiệp vi phạm bị xử lý kỷ luật thì có hoặc không kỷ luật người chỉ huy trực tiếp tùy vào từng trường hợp.
Quân nhân chuyên nghiệp vi phạm bị xử lý kỷ luật thì có kỷ luật người chỉ huy trực tiếp hay không? (Hình từ Internet)
Trường hợp quân nhân chuyên nghiệp vi phạm bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân thì sẽ áp dụng thời hiệu bao lâu?
Và căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật
a) Thời hiệu xử lý kỷ luật khiển trách là 5 năm; cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm là 10 năm kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. Nếu trong thời hiệu xử lý kỷ luật, người vi phạm có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới
Đối với hành vi vi phạm xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm chấm dứt;
Đối với hành vi vi phạm chưa chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phát hiện;
Đối với hành vi vi phạm không xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm có kết luận của cấp có thẩm quyền.
b) Không áp dụng thời hiệu đối với: Hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật tước quân hàm sĩ quan, tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc; hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ, hành vi vi phạm xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại; hành vi vi phạm việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp; quân nhân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
...
Như vậy, trường hợp quân nhân chuyên nghiệp vi phạm bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân thì sẽ không áp dụng thời hiệu.
Quân nhân chuyên nghiệp có thể được miễn xử lý kỷ luật trong trường hợp nào?
Và căn cứ theo Điều 6 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định như sau:
Trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật
1. Trường hợp chưa xem xét kỷ luật
a) Trong thời gian nghỉ theo chế độ quy định (trừ trường hợp nghỉ chuẩn bị hưu);
b) Trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ sở quân y cấp trung đoàn trở lên hoặc bệnh viện, trung tâm y tế từ tuyến huyện trở lên;
c) Phụ nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ chế độ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người có hành vi vi phạm có văn bản yêu cầu được xem xét xử lý kỷ luật;
d) Đang trong thời gian chờ kết quả giải quyết cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.
2. Trường hợp miễn trách nhiệm kỷ luật
a) Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội;
b) Vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, do điều kiện bất khả kháng;
c) Vi phạm do chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy cấp trên hoặc phân công nhiệm vụ của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.
Theo đó, quân nhân chuyên nghiệp có thể được miễn xử lý kỷ luật trong trường hợp sau:
- Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội;
- Vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, do điều kiện bất khả kháng;
- Vi phạm do chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy cấp trên hoặc phân công nhiệm vụ của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?
- Các ngạch Thẩm phán có hiệu lực từ 1/1/2025?
- Toàn bộ các đối tượng cảnh vệ cụ thể từ 1/1/2025? Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ là ai?