Quân nhân chuyên nghiệp có hành vi vi phạm bị phạt tù thì có đương nhiên bị tước quân hiệu không?
Quân nhân chuyên nghiệp có hành vi vi phạm bị phạt tù thì có đương nhiên bị tước quân hiệu không?
Căn cứ theo Điều 49 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau:
Xử lý vi phạm
1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng của người khác, tài sản hoặc lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Quân nhân chuyên nghiệp khi bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì không được sử dụng quân phục, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu; nếu bị phạt tù thì đương nhiên bị tước quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu khi bản án có hiệu lực pháp luật.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, quân nhân chuyên nghiệp có hành vi vi phạm mà bị phạt tù thì có đương nhiên bị tước quân hiệu khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Quân nhân chuyên nghiệp có hành vi vi phạm bị phạt tù thì có đương nhiên bị tước quân hiệu không? (Hình từ Internet)
Quản lý, sử dụng quân nhân chuyên nghiệp theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý, sử dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, trách nhiệm người đứng đầu và phân công, phân cấp trong quản lý.
3. Quản lý, sử dụng đúng biên chế, tiêu chuẩn, vị trí và chức danh xác định.
4. Đánh giá quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phải căn cứ phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Như vậy, quản lý, sử dụng quân nhân chuyên nghiệp theo nguyên tắc sau đây:
- Bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, trách nhiệm người đứng đầu và phân công, phân cấp trong quản lý.
- Quản lý, sử dụng đúng biên chế, tiêu chuẩn, vị trí và chức danh xác định.
- Đánh giá quân nhân chuyên nghiệp phải căn cứ phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Quân nhân chuyên nghiệp có được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ không?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Quyền của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng:
a) Được Nhà nước bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần, chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất nhiệm vụ của Quân đội nhân dân;
b) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, quân sự, pháp luật và chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với vị trí, chức danh đảm nhiệm;
c) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng:
a) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao;
c) Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên; khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật, điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó;
d) Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, quân đội, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
đ) Học tập chính trị, quân sự, pháp luật, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và thể lực, nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu phù hợp với từng đối tượng;
e) Quân nhân chuyên nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, thực hiện nghĩa vụ quốc tế, chấp hành điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân, các nghĩa vụ khác của quân nhân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật;
g) Công nhân quốc phòng phải thực hiện nghĩa vụ của người lao động, chấp hành kỷ luật, nội quy lao động theo quy định của pháp luật; viên chức quốc phòng phải thực hiện nghĩa vụ của viên chức theo quy định của Luật viên chức.
Theo đó, quân nhân chuyên nghiệp có quyền được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với vị trí, chức danh đảm nhiệm.
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?
- Các ngạch Thẩm phán có hiệu lực từ 1/1/2025?
- Toàn bộ các đối tượng cảnh vệ cụ thể từ 1/1/2025? Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ là ai?
- Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị này là gì?