Quân nhân chuyên nghiệp được xem xét thời gian kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ tối đa bao lâu?
Quân nhân chuyên nghiệp được xem xét thời gian kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ tối đa bao lâu?
Căn cứ theo Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau:
Thời hạn và hạn tuổi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp
1. Thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình như sau:
a) Phục vụ có thời hạn ít nhất là 06 năm kể từ ngày quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp;
b) Phục vụ cho đến hết hạn tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp theo cấp bậc quân hàm:
a) Cấp uý quân nhân chuyên nghiệp: nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi;
b) Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi;
c) Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi.
3. Quân nhân chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ và tự nguyện, nếu quân đội có nhu cầu thì được xem xét kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 05 năm.
4. Chiến đấu viên thực hiện nhiệm vụ khi đủ 40 tuổi thì được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng và được bố trí đảm nhiệm chức danh khác phù hợp với yêu cầu của quân đội hoặc được chuyển ngành. Trường hợp quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu.
Như vậy, quân nhân chuyên nghiệp được xem xét thời gian kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ tối đa 05 năm nếu quân đội có nhu cầu.
Lưu ý: Quân nhân chuyên nghiệp phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ và tự nguyện.
Quân nhân chuyên nghiệp được xem xét thời gian kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ tối đa bao lâu? (Hình từ Internet)
Quân nhân chuyên nghiệp muốn thôi phục vụ tại ngũ phải đáp ứng điều kiện gì?
Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 22 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015, cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ bằng hình thức nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Khi hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;
- Nam quân nhân chuyên nghiệp có đủ 25 năm, nữ quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng;
- Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015.
Thứ hai, quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ theo chế độ bệnh binh khi sức khỏe bị suy giảm theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ tại ngũ được chuyển ngành khi được cấp có thẩm quyền đồng ý và được cơ quan, tổ chức nơi đến tiếp nhận.
Thứ tư, quân nhân chuyên nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 22 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 thì được thôi phục vụ tại ngũ bằng hình thức phục viên.
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với quân nhân chuyên nghiệp vi phạm đã thôi phục vụ trong quân đội như thế nào?
Quân nhân chuyên nghiệp vi phạm đã thôi phục vụ trong quân đội mới phát hiện hành vi vi phạm trong thời gian phục vụ tại ngũ đến mức phải xử lý kỷ luật thì sẽ bị xử lý theo trình tự, thủ tục theo quy định tại Điều 56 Thông tư 143/2023/TT-BQP sau:
- Thu thập đầy đủ các chứng cứ về hành vi vi phạm; xác định tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm để áp dụng hình thức xử lý kỷ luật phù hợp theo quy định tại Điều 11 Thông tư 143/2023/TT-BQP; trường hợp vi phạm tới mức giáng chức, cách chức thì xử lý kỷ luật xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm.
- Gửi thông báo cho người vi phạm kèm theo các văn bản liên quan; yêu cầu cá nhân vi phạm có mặt tại đơn vị để làm rõ hành vi vi phạm.
Trường hợp người vi phạm không có mặt mà không có lý do chính đáng thì sau 30 ngày tiếp tục gửi thông báo lần 2 đến người vi phạm và cơ quan đoàn thể có liên quan nơi người vi phạm cư trú. Nếu sau thông báo lần 2 (sau 15 ngày), người vi phạm tiếp tục không có mặt thì tiến hành xử lý kỷ luật như đối với trường hợp vắng mặt.
- Tổ chức gặp gỡ người vi phạm để làm rõ về hành vi vi phạm, hình thức kỷ luật áp dụng và nghe ý kiến của người vi phạm. Thành phần làm việc gồm chỉ huy đơn vị và các cơ quan, đơn vị có liên quan; kết thúc làm việc phải kết luận rõ ràng và ghi thành biên bản, có chữ ký xác nhận của chỉ huy đơn vị, đại diện cơ quan và người vi phạm.
Trường hợp trong quá trình làm việc, người vi phạm đưa ra các bằng chứng xác thực, chứng minh bản thân không đến mức phải xử lý kỷ luật hoặc những vấn đề chưa rõ trong xác định hành vi vi phạm thì cơ quan, đơn vị phải tiến hành xác minh, thẩm tra làm rõ và thông báo cho người vi phạm trước khi kết luận.
Trường hợp người vi phạm không nhất trí với hành vi vi phạm mà cơ quan, đơn vị xác định, nhưng không đưa ra được bằng chứng xác thực thì vẫn tiến hành xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định.
- Kết luận về hành vi vi phạm, báo cáo cấp ủy đảng có thẩm quyền xem xét thông qua và thông báo cho người vi phạm.
- Ra quyết định kỷ luật; gửi quyết định kỷ luật cho người vi phạm và thông báo cho các tổ chức đoàn thể có liên quan tại địa phương nơi người vi phạm cư trú.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?