Quân kỳ của Quân đội nhân dân Việt Nam có dòng chữ gì? Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ gì?
Quân kỳ của Quân đội nhân dân Việt Nam có dòng chữ gì?
Theo ghi nhận từ Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, Quân kỳ của Quân đội nhân dân Việt Nam là lá quốc kỳ của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thêm dòng chữ "Quyết thắng" màu vàng ở phía trên bên trái.
Trước chiến dịch Việt Bắc, Thu đông 1947, lực lượng vũ trang Việt Nam đã có hơn 50 trung đoàn cùng một số đơn vị tương đương và một số tiểu đoàn độc lập. Vào thời điểm đó, trong quân đội ta chưa có khái niệm “Quân kỳ” hiểu theo nghĩa như ngày nay. Từng đơn vị lớn nhỏ đều lấy quốc kỳ làm lá cờ riêng cho mình như lúc mới thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tháng 12 năm 1944) , 34 đội viên đã xin thề “dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh”, mặc dù mãi tới hơn một năm sau đó, đầu năm 1946, lá cờ này mới được Quốc hội khóa I nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa công nhận là Quốc kỳ.
Vào cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, lá cờ đỏ sao vàng, phía dưới mang dòng chữ “Quyết chiến, quyết thắng” đã xuất hiện trong các đơn vị chiến đấu. Chính lá cờ vinh quang đó đã tung bay trên nóc hầm chỉ huy sở trong giờ phút chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử chiều ngày 7/5/1954.
Sau kháng chiến chống Pháp, hòa bình lập lại, Chính phủ quyết định lấy lá cờ đỏ sao vàng, ở trên, về phía cán cờ, có hai chữ “Quyết thắng”, làm quân kỳ của Quân đội nhân dân Việt Nam, gọi là “Quân kỳ Quyết thắng”. Từ đó đến nay, một hình thức khen thưởng mới đã ra đời: Tất cả mọi quân nhân, có đủ 25 tuổi quân, hoàn thành mọi nhiệm vụ công tác, đều được trao tặng “Huy chương Quân kỳ Quyết thắng”.
Quân kỳ của Quân đội nhân dân Việt Nam có dòng chữ gì? Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ gì?
Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ gì?
Tại khoản 2 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:
Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
2. Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
3. Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
4. Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan
Theo đó, Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sau:
- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước;
- Thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Thời hạn sĩ quan tại ngũ được xét thăng quân hàm là bao lâu?
Tại khoản 2 Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định như sau:
Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
...
2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:
Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;
Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;
Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;
Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;
Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;
Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;
Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;
Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;
Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
...
Như vậy, thời hạn xét thăng quân hàm của sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:
- Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;
- Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;
- Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;
- Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;
- Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;
- Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;
- Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;
- Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
- Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
- Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
- Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?