Các quân chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng nào?
Các quân chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng nào?
Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức thành các quân chủng chính, mỗi quân chủng có nhiệm vụ và chức năng riêng biệt để bảo vệ Tổ quốc, cụ thể như sau:
- Quân chủng Lục quân:
Đây là lực lượng chủ lực, đảm nhận nhiệm vụ chiến đấu trên bộ. Lục quân bao gồm các đơn vị bộ binh, pháo binh, tăng thiết giáp, công binh, và các lực lượng hỗ trợ khác.
- Quân chủng Hải quân:
Hải quân có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. Hải quân bao gồm các lực lượng tàu chiến, tàu ngầm, hải quân đánh bộ, và các đơn vị hỗ trợ khác.
- Quân chủng Phòng không - Không quân:
Lực lượng này có nhiệm vụ bảo vệ không phận và thực hiện các nhiệm vụ tác chiến trên không. Phòng không - Không quân bao gồm các đơn vị máy bay chiến đấu, tên lửa phòng không, radar, và các lực lượng hỗ trợ khác.
Ngoài ra, Quân đội nhân dân Việt Nam còn có các lực lượng tương đương quân chủng và các bộ tư lệnh độc lập:
- Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng: Lực lượng này có nhiệm vụ bảo vệ biên giới trên bộ và trên biển, ngăn chặn các hoạt động xâm nhập, buôn lậu, và bảo vệ an ninh biên giới.
- Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển: Cảnh sát biển có nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trên biển, ngăn chặn các hoạt động vi phạm pháp luật trên biển, và bảo vệ tài nguyên biển.
- Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng: Đây là lực lượng mới được thành lập, có nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, thực hiện các hoạt động tác chiến trong không gian mạng.
- Bộ Tư lệnh Đặc công: Lực lượng đặc công chuyên thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt, đột kích, phá hoại, và các nhiệm vụ chiến đấu đặc biệt khác.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Các quân chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng nào?
Cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam biểu trưng thể hiện điều gì?
Tại Điều 3 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu tượng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc trong ngạch quân sự của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
3. Phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Nền phù hiệu, hình phù hiệu, cành tùng; biểu tượng quân chủng, binh chủng; biển tên; lô gô.
4. Trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Trang phục dự lễ, trang phục thường dùng, trang phục dã chiến, trang phục nghiệp vụ, trang phục công tác và áo ấm.
Theo đó, cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc trong ngạch quân sự của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chức năng của Quân đội Nhân dân Việt Nam là gì?
Tại khoản 2 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 có quy định như sau:
Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
2. Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
3. Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
4. Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan
Theo đó, 03 chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là:
- Đội quân chiến đấu: Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
- Đội quân lao động, sản xuất: Lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước.
- Đội quân công tác: Thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Người chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân là ai?
Tại Điều 28 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:
Chỉ huy Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ
1. Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ có hệ thống chỉ huy được tổ chức theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ.
3. Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân.
Theo đó, người chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?