Phiếu đề nghị tuyển dụng, tờ trình đề xuất tuyển dụng nhân sự chuẩn 2025 thế nào?
Phiếu đề nghị tuyển dụng, tờ trình đề xuất tuyển dụng nhân sự chuẩn 2025 thế nào?
Phiếu đề nghị tuyển dụng hay tờ trình đề xuất tuyển dụng nhân sự là một văn bản hành chính nội bộ của doanh nghiệp, được sử dụng để đề xuất tuyển dụng nhân sự mới. Văn bản này thường do các phòng ban hoặc bộ phận có nhu cầu nhân sự lập ra và gửi đến bộ phận nhân sự hoặc ban lãnh đạo để xem xét và phê duyệt.
Nội dung chính của phiếu đề nghị tuyển dụng:
- Thông tin đơn vị đề xuất: Tên phòng ban, người đề xuất.
- Vị trí cần tuyển: Chức danh, số lượng nhân sự cần tuyển.
- Lý do tuyển dụng: Ví dụ như mở rộng hoạt động, thay thế nhân sự nghỉ việc.
- Yêu cầu đối với ứng viên: Trình độ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm mong muốn.
- Thời gian dự kiến tuyển dụng: Mốc thời gian cần hoàn thành tuyển dụng.
- Ý kiến của cấp trên (nếu có): Phê duyệt hoặc bổ sung thông tin từ quản lý cấp cao.
Phiếu đề nghị tuyển dụng giúp doanh nghiệp quản lý quy trình tuyển dụng một cách có hệ thống, đảm bảo nhu cầu nhân sự được xem xét hợp lý trước khi triển khai tuyển dụng.
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan không có quy định cụ thể về phiếu đề nghị tuyển dụng, tờ trình đề xuất tuyển dụng nhân sự. Việc soạn thảo sẽ do công ty chủ động thực hiện, tuy nhiên phải đảm bảo nội dung và hình thức.
Có thể tham khảo phiếu đề nghị tuyển dụng, tờ trình đề xuất tuyển dụng nhân sự chuẩn sau đây:
Phiếu đề nghị tuyển dụng, tờ trình đề xuất tuyển dụng nhân sự chuẩn 2025: TẢI VỀ
Phiếu đề nghị tuyển dụng, tờ trình đề xuất tuyển dụng nhân sự chuẩn 2025 thế nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp thông qua tổ chức khác để tuyển dụng lao động có được không?
Theo Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Tuyển dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
2. Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
Theo đó doanh nghiệp có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định;
b) Thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động;
c) Không thể hiện, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc;
d) Không xuất trình sổ quản lý lao động khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định này;
b) Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
c) Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định;
d) Không lập sổ quản lý lao động hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: lôi kéo; dụ dỗ; hứa hẹn; quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích bóc lột, cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc người sử dụng lao động trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Theo Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân người sử dụng lao động khi có hành vi thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động.
Đối với sử dụng lao động là tổ chức thì mức phạt khi có hành vi thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động là 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, buộc người sử dụng lao động trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu.











- Ngày 12 4 là ngày gì? Âm lịch ngày 12 4 là bao nhiêu? Ngày 12 4 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam không? Người lao động có được nghỉ vào ngày 12 4 không?
- Quyết định không đồng ý giải quyết cho nghỉ hưu trước tuổi đối với các trường hợp có đơn tự nguyện của cán bộ công chức viên chức thì phải trả lời bằng văn bản đúng không?
- Triển khai tăng mức lương cơ sở trong năm 2026 cho toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang có diễn ra không, nếu tăng thì cần đáp ứng các điều kiện gì?
- Sĩ quan nghỉ hưu trước tuổi: Cách tính 3 khoản tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi được nhận theo nghị định 178 tại đề xuất mới như thế nào?
- Chính thức Thay đổi Cách tính tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 tại Thông tư 002, cụ thể công thức tính như thế nào?