NLĐ làm việc theo ca được nghỉ ít nhất mấy giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác?
NLĐ làm việc theo ca được nghỉ ít nhất mấy giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác?
Tại Điều 110 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ chuyển ca
Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca như sau:
Ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca
1. Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.
...
Theo đó, người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác. Nghỉ chuyển ca không phải là nghỉ ăn trưa hoặc nghỉ trong giờ làm việc, mà là khoảng cách thời gian tối thiểu giữa các ca làm của người lao động.
Ca làm việc ở đây được xác định là ca làm độc lập, khi chuyển sang ca làm kế tiếp thì cũng thay đổi người lao động thực hiện công việc trong ca.
Khoảng thời gian nghỉ giữa các ca của người lao động để người lao động phục hồi sức khỏe cũng như tránh trường hợp người lao động thực hiện các công việc của mình liên tục qua các ca làm giống như làm việc liên tục.
NLĐ làm việc theo ca được nghỉ ít nhất mấy giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác? (Hình từ Internet)
Thời gian nghỉ giữa giờ của người lao động làm việc theo ca có được trả lương hay không?
Tại khoản 1 Điều 109 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Nghỉ trong giờ làm việc
1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
2. Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 63 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định:
Ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca
...
3. Trường hợp làm việc theo ca liên tục để được tính nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động là trường hợp tổ chức làm việc theo ca quy định tại khoản 2 Điều này khi ca làm việc đó có đủ các điều kiện sau:
a) Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên;
b) Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.
Theo đó, người lao động làm việc theo ca thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên;
- Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.
Như vậy, khi người sử dụng lao động tổ chức làm việc theo ca làm việc liên tục thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc, tức là khoảng thời gian này người lao động sẽ được hưởng lương.
Người lao động làm việc theo ca được làm thêm giờ tối đa bao nhiêu giờ trong ngày?
Tại Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Giới hạn số giờ làm thêm
1. Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
3. Trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
4. Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
5. Thời giờ quy định tại các khoản 1 Điều 58 Nghị định này được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 107 của Bộ luật Lao động.
Theo đó, trường hợp nếu người lao động làm việc theo thời giờ làm việc bình thường (không quá 08 giờ/ngày) thì tổng số giờ làm thêm tối đa không được quá 04 giờ/ngày
Nếu người lao động làm việc theo tuần (không quá 10 giờ/ngày) thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày. Có nghĩa là được làm thêm tối đa không quá 02 giờ nữa thôi.
Nếu người lao động làm việc không trọn thời gian thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/01 ngày. Trường hợp này số giờ làm thêm tối đa tùy thuộc vào số giờ làm việc không trọn thời gian.
Đồng thời, được làm thêm tối đa 12 giờ/ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?