Những thông tin phải công khai minh bạch trong việc phòng ngừa vi phạm của CBCCVC là đảng viên tại Quy định 285 gồm những gì?
Những thông tin phải công khai minh bạch trong việc phòng ngừa vi phạm của CBCCVC là đảng viên tại Quy định 285 gồm những gì?
Căn cứ Điều 4 Quy định 285-QĐ/TW năm 2025 quy định:
Phòng ngừa vi phạm
1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước bảo đảm thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ, khả thi và cơ chế thi hành nghiêm minh; tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
2. Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; học tập, nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến kịp thời chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
3. Công khai, minh bạch thông tin về tổ chức, hoạt động, quy chế làm việc, quy định, quy trình, quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan.
4. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, chất vấn trong Đảng, quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; kê khai, công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản, thu nhập; quy định, quy trình, hướng dẫn về xác minh tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên.
5. Điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, đảng viên theo quy định. Cung cấp thông tin định kỳ hoặc đột xuất cho báo chí, truyền thông về kết quả kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
6. Phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban kiểm tra với các tổ chức đảng có liên quan trong xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
...
Theo đó, những thông tin phải công khai minh bạch trong việc phòng ngừa vi phạm của CBCCVC là đảng viên tại Quy định 285-QĐ/TW năm 2025 gồm thông tin về tổ chức, hoạt động, quy chế làm việc, quy định, quy trình, quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan.
Những thông tin phải công khai minh bạch trong việc phòng ngừa vi phạm của CBCCVC là đảng viên tại Quy định 285 gồm những gì? (Hình từ Internet)
CBCCVC là đảng viên cần thực hiện những nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 CBCCVC là đảng viên có nhiệm vụ như sau:
- Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.
- Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều CBCCVC là đảng viên không được làm.
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển CBCCVC là đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.
Chuẩn mực đoàn kết, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm của CBCCVC là đảng viên như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Quy định 144-QĐ/TW năm 2024 quy định như sau:
- Luôn luôn giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, cơ quan, tổ chức và trong Nhân dân, trước hết là ở chi bộ, cơ quan, đơn vị công tác, khu dân cư; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện chia rẽ, bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm; xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh toàn diện.
- Nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật, kỷ cương, nhất là kỷ luật phát ngôn. Nói và làm theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành các quy định của cơ quan, đơn vị; phục tùng sự phân công của Đảng, của tổ chức.
- Sống có nghĩa tình, chân thành, thương yêu, đối xử, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp và mọi người theo lẽ phải, phù hợp với đạo lý dân tộc, cùng nhau tiến bộ.
- Nêu cao trách nhiệm trong công tác và sinh hoạt; sẵn sàng đảm nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kiên quyết đấu tranh, phê phán mọi hành vi né tránh, đùn đẩy, hoặc có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, không dám làm. Làm tốt trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ đối với gia đình, cộng đồng, xã hội.











- Quyết định chính thức bãi bỏ lương cơ sở, bãi bỏ hệ số lương của 09 đối tượng CBCCVC và LLVT, mở rộng quan hệ tiền lương sau 2026 như thế nào?
- Không đồng ý giải quyết cho nghỉ hưu trước tuổi, cán bộ công chức viên chức người lao động có nguyện vọng xin nghỉ theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết thế nào theo Hướng dẫn 01?
- Giảm tiền lương cán bộ công chức viên chức khi thay mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng bằng mức lương cơ bản đúng không?
- Sau 01/7/2025, Chính phủ quy định lại mức điều chỉnh lương hưu cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang và người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên cơ sở nào?
- Quốc hội ban hành nghị quyết về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã trước ngày nào? Xác định số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh theo nguyên tắc nào?