Nhà nước yêu cầu có chính sách hỗ trợ chi phí đầu tư trong thúc đẩy khoa học công nghệ như thế nào? Làm thủ tục cấp, cấp lại giấy phép lao động cho chuyên gia khoa học công nghệ làm việc tại Việt Nam có tốn lệ phí không?
- Nhà nước yêu cầu có chính sách hỗ trợ chi phí đầu tư trong thúc đẩy khoa học công nghệ như thế nào?
- Làm thủ tục cấp, cấp lại giấy phép lao động cho chuyên gia khoa học công nghệ làm việc tại Việt Nam có tốn lệ phí không? Trình tự thực hiện ra sao?
- Hồ sơ làm thủ tục cấp, cấp lại giấy phép lao động cho chuyên gia khoa học công nghệ làm việc tại Việt Nam gồm những gì?
Nhà nước yêu cầu có chính sách hỗ trợ chi phí đầu tư trong thúc đẩy khoa học công nghệ như thế nào?
Tại tiểu mục 4 Mục 3 Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 quy định:
III- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
...
4. Thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh doanh hiệu quả, bền vững trong kinh tế tư nhân
- Triển khai quyết liệt Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong khu vực kinh tế tư nhân.
- Ban hành khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đối với công nghệ mới, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới; tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân tham gia nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, dữ liệu lớn, thương mại điện tử, công nghệ tài chính, y tế thông minh...
- Cho phép các doanh nghiệp được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển bằng 200% chi phí thực tế của hoạt động này. Có chính sách hỗ trợ chi phí đầu tư mua sắm máy móc, đổi mới công nghệ, chi phí thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh doanh bền vững, tuần hoàn thông qua cơ chế khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tài trợ qua các quỹ.
- Doanh nghiệp được trích tối đa 20% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập quỹ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và nghiên cứu phát triển. Doanh nghiệp được sử dụng quỹ để tự triển khai hoặc đặt hàng nghiên cứu phát triển bên ngoài theo cơ chế khoán sản phẩm.
- Doanh nghiệp, tổ chức tư nhân được sử dụng phòng thí nghiệm, phòng thử nghiệm, phòng hỗ trợ thiết kế và thiết bị nghiên cứu dùng chung, trung tâm thử nghiệm, đo lường, kiểm định, giám định của Nhà nước để phát triển sản phẩm với mức phí hợp lý.
...
Theo đó, trong thúc đẩy khoa học công nghệ, nhà nước yêu cầu có chính sách hỗ trợ chi phí đầu tư mua sắm máy móc, đổi mới công nghệ, chi phí thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh doanh bền vững, tuần hoàn thông qua cơ chế khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tài trợ qua các quỹ.
Nhà nước yêu cầu có chính sách hỗ trợ chi phí đầu tư trong thúc đẩy khoa học công nghệ như thế nào? (Hình từ Internet)
Làm thủ tục cấp, cấp lại giấy phép lao động cho chuyên gia khoa học công nghệ làm việc tại Việt Nam có tốn lệ phí không? Trình tự thực hiện ra sao?
Theo tiết i tiểu mục 3 Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 315/QĐ-BNV năm 2025 quy định không tốn lệ phí đối với Thủ tục cấp giấy phép lao động cho chuyên gia khoa học công nghệ làm việc tại Việt Nam.
Và căn cứ theo tiết a tiểu mục 3 và tiết a tiểu mục 4 Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 315/QĐ-BNV năm 2025 quy định về trình tự thực hiện thủ tục cấp, cấp lại giấy phép lao động cho chuyên gia khoa học công nghệ làm việc tại Việt Nam như sau:
- Trình tự thực hiện cấp giấy phép lao động cho chuyên gia khoa học công nghệ làm việc tại Việt Nam:
+ Bước 1: Trước thời hạn ít nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày chuyên gia khoa học công nghệ dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam thì cơ quan, tổ chức phải nộp 1 bộ hồ sơ đến Cục Việc làm (Bộ Nội vụ);
+ Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Cục Việc làm (Bộ Nội vụ) cấp giấy phép lao động cho chuyên gia khoa học công nghệ. Trường hợp không cấp giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trình tự thực hiện cấp lại giấy phép lao động cho chuyên gia khoa học công nghệ làm việc tại Việt Nam:
+ Bước 1: Trong thời hạn 60 ngày trước ngày giấy phép lao động hết thời hạn, cơ quan, tổ chức phải nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động đến Cục Việc làm (Bộ Nội vụ);
+ Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động của cơ quan, tổ chức, Cục Việc làm (Bộ Nội vụ) cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hồ sơ làm thủ tục cấp, cấp lại giấy phép lao động cho chuyên gia khoa học công nghệ làm việc tại Việt Nam gồm những gì?
Căn cứ theo tiết c tiểu mục 3 và tiết c tiểu mục 4 Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 315/QĐ-BNV năm 2025 quy định về thành phần hồ sơ đối với thủ tục cấp, cấp lại giấy phép lao động cho chuyên gia khoa học công nghệ làm việc tại Việt Nam như sau:
- Thành phần hồ sơ đối với thủ tục cấp giấy phép lao động cho chuyên gia khoa học công nghệ làm việc tại Việt Nam:
+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của cơ quan, tổ chức;
+ Văn bản chấp thuận việc sử dụng chuyên gia khoa học công nghệ của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 Nghị định 87/2014/NĐ-CP hoặc văn bản của Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng chuyên gia khoa học công nghệ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 87/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 27/2020/NĐ-CP;
+ Bản sao được chứng thực từ bản chính hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị;
+ 2 ảnh mầu (kích thước 3cm x 4cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính mầu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
- Thành phần hồ sơ đối với thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho chuyên gia khoa học công nghệ làm việc tại Việt Nam:
+ Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của cơ quan, tổ chức;
+ Giấy phép lao động đã được cấp;
*Trường hợp giấy phép lao động bị mất thì phải có xác nhận của cơ quan Công an cấp phường của Việt Nam hoặc cơ quan Công an của nước ngoài theo quy định của pháp luật;
*Trường hợp thay đổi dung ghi trên giấy phép lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 24/2015/TT-BLĐTBXH thì phải có các giấy tờ chứng minh.
+ 2 ảnh mầu (kích thước 3cm x 4cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính mầu), ảnh chụp không quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
Các giấy tờ nêu trên là 1 bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc 1 bản sao được chứng thực từ bản chính. Trường hợp các giấy tờ của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt có chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam.








- Chốt tăng lương cho cán bộ công chức được dựa trên những căn cứ nào tại khu vực Hà Nội theo Nghị quyết 46?
- Thống nhất mức lương mới thay thế mức lương cơ sở 2,34 bị bãi bỏ sau 2026 là mức lương cơ bản chiếm bao nhiêu % tổng quỹ lương theo đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương?
- Thống nhất những cán bộ công chức nào được hưởng chính sách nhà ở xã hội?
- Thống nhất lịch nghỉ lễ Tết Nguyên Đán 2026 của người lao động và cán bộ công chức viên chức sẽ có những ngày cụ thể do ai quy định?
- Tải File excel quản lý thời hạn hợp đồng lao động chuẩn nhất, cụ thể gồm những thông tin nào?