Nguyên tắc quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và yếu tố khách quan khi xác định tiền lương, thù lao trong doanh nghiệp nhà nước?
Thông tư 003: Nguyên tắc quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và yếu tố khách quan khi xác định tiền lương, thù lao trong doanh nghiệp nhà nước?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 003/2025/TT-BNV quy định như sau:
- Nguyên tắc quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định 44/2025/NĐ-CP, trong đó chỉ tiêu lợi nhuận để xác định tiền lương và tỷ suất lợi nhuận là lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp được thành lập và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận thì được sử dụng chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí sau khi loại trừ tác động của các yếu tố khách quan, nếu có để thay cho chỉ tiêu lợi nhuận và tính tỷ suất lợi nhuận khi xác định tiền lương); năng suất lao động và chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hoặc vốn góp của chủ sở hữu tại doanh nghiệp (sau đây gọi là tỷ suất lợi nhuận) được xác định theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 003/2025/TT-BNV.
- Các yếu tố khách quan quy định tại Điều 4 Nghị định 44/2025/NĐ-CP tác động trực tiếp làm tăng hoặc giảm năng suất lao động, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận thì doanh nghiệp tính toán loại trừ khi xác định tiền lương và thù lao, trong đó việc tính toán, loại trừ tác động của yếu tố khách quan phải được lượng hóa thành giá trị, số liệu cụ thể theo nguyên tắc: yếu tố khách quan làm tăng năng suất lao động, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận thì phải giảm trừ, yếu tố khách quan làm giảm năng suất lao động, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận thì được cộng thêm vào năng suất lao động, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận khi xác định tiền lương, thù lao.
Xem chi tiết tại Thông tư 003/2025/TT-BNV.
*Vừa rồi là thông tin "Thông tư 003: Nguyên tắc quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và yếu tố khách quan khi xác định tiền lương, thù lao trong doanh nghiệp nhà nước?"
Nguyên tắc quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và yếu tố khách quan khi xác định tiền lương, thù lao trong doanh nghiệp nhà nước?
Chính sách của Nhà nước về lao động là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Bộ luật Lao động 2019 quy định về chính sách của Nhà nước về lao động như sau:
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
- Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật Lao động 2019 đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
- Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.
- Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
- Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.
Nội dung xây dựng quan hệ lao động được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 7 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nội dung xây dựng quan hệ lao động như sau:
- Quan hệ lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
- Người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người lao động, tổ chức đại diện người lao động xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định với sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Công đoàn tham gia cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; giám sát việc thi hành quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác được thành lập theo quy định của pháp luật có vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.











- Toàn bộ mức lương mới thay thế khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng của CBCCVC và LLVT đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng không theo đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương?
- UBTV Quốc Hội chốt hoàn thành đề án sáp nhập tỉnh thì phải trình hồ sơ xem xét, thông qua trước ngày bao nhiêu? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?
- Nghị quyết 159: Chính Phủ quyết định tiếp tục tăng lương hưu, tăng tiền lương cho CBCCVC và LLVT trong năm 2025 trong trường hợp tình hình kinh tế xã hội như thế nào?
- Chốt nghỉ lễ 2 9 mấy ngày? 4 ngày hay 2 ngày? Người lao động đi làm vào ngày Quốc Khánh hưởng lương như thế nào?
- Quyết định bỏ toàn bộ hệ số lương, bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng, triển khai thực hiện chế độ tiền lương mới xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức viên chức là bao nhiêu?