Người tham gia bảo hiểm xã hội có trách nhiệm gì?
Người tham gia bảo hiểm xã hội có trách nhiệm gì?
Căn cứ tại Điều 11 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Trách nhiệm của người tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội có trách nhiệm sau đây:
a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;
b) Theo dõi việc thực hiện trách nhiệm về bảo hiểm xã hội đối với mình;
c) Thực hiện việc kê khai chính xác, trung thực, đầy đủ thông tin theo đúng quy định về đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục, quy định khác về hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Hoàn trả tiền hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định việc hưởng không đúng quy định;
c) Định kỳ hằng năm, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội qua tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền để thực hiện việc xác minh thông tin đủ điều kiện thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Theo đó, người tham gia bảo hiểm xã hội có trách nhiệm sau đây:
- Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;
- Theo dõi việc thực hiện trách nhiệm về bảo hiểm xã hội đối với mình;
- Thực hiện việc kê khai chính xác, trung thực, đầy đủ thông tin theo đúng quy định về đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội.
Người tham gia bảo hiểm xã hội có trách nhiệm gì?
Người tham gia bảo hiểm xã hội có được cấp sổ bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Quyền của người tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
a) Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;
b) Được cấp sổ bảo hiểm xã hội;
c) Được cơ quan bảo hiểm xã hội định kỳ hằng tháng cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội thông qua phương tiện điện tử; được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thông tin về đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu;
d) Yêu cầu người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện đầy đủ trách nhiệm về bảo hiểm xã hội đối với mình theo quy định của pháp luật;
đ) Được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội;
e) Chủ động đi khám giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và được thanh toán phí giám định y khoa khi kết quả giám định y khoa đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;
g) Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, người tham gia bảo hiểm xã hội được cấp sổ bảo hiểm xã hội.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được lựa chọn phương thức đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước từng thời kỳ, Chính phủ quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
a) Hằng tháng;
b) 03 tháng một lần;
c) 06 tháng một lần;
d) 12 tháng một lần;
đ) Một lần cho nhiều năm về sau với số tiền đóng thấp hơn số tiền đóng theo mức quy định tại khoản 1 Điều này;
e) Một lần cho thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu với số tiền đóng cao hơn số tiền đóng theo mức quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động được quy định như sau:
a) Trong tháng đối với phương thức đóng hằng tháng;
b) Trong 03 tháng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần;
c) Trong 04 tháng đầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần;
d) Trong 07 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần;
đ) Tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
e) Tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 2 Điều này nhưng sớm nhất là tháng trước liền kề tháng người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
4. Chính phủ quy định chi tiết điểm đ và điểm e khoản 2 Điều này.
Theo đó, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
- Hằng tháng;
- 03 tháng một lần;
- 06 tháng một lần;
- 12 tháng một lần;
- Một lần cho nhiều năm về sau với số tiền đóng thấp hơn số tiền đóng theo mức quy định;
- Một lần cho thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu với số tiền đóng cao hơn số tiền đóng theo mức quy định.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?