Người sử dụng lao động được nhận hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tối đa bao nhiêu lần?
Người sử dụng lao động được nhận hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tối đa bao nhiêu lần?
Tại Điều 34 Nghị định 88/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Mức hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Người sử dụng lao động được nhận kinh phí hỗ trợ tối đa một lần trong vòng 24 tháng với mức 70% chi phí huấn luyện thực tế cho từng đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ huấn luyện nhưng tối đa không quá mức dưới đây:
1. Hỗ trợ huấn luyện lần đầu:
a) Không quá 150.000 đồng/người với đối tượng được huấn luyện là an toàn vệ sinh viên;
b) Không quá 300.000 đồng/người với đối tượng được huấn luyện là người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động và người làm công tác y tế;
c) Không quá 600.000 đồng/người với đối tượng là người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
d) Không quá 700.000 đồng/người với đối tượng được huấn luyện là người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Hỗ trợ huấn luyện định kỳ không quá 50% mức hỗ trợ huấn luyện lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, người sử dụng lao động được nhận kinh phí hỗ trợ tối đa một lần trong vòng 24 tháng.
Người sử dụng lao động được nhận hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tối đa bao nhiêu lần?
Việc hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Tại Điều 33 Nghị định 88/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Nguyên tắc hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Đối tượng được hỗ trợ huấn luyện theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 56 của Luật An toàn, vệ sinh lao động gồm người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động; người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; người làm công tác y tế; an toàn vệ sinh viên và người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Trường hợp người lao động làm việc cho nhiều người sử dụng lao động thì từng người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được nhận kinh phí hỗ trợ huấn luyện cho người lao động.
3. Chỉ hỗ trợ kinh phí huấn luyện đối với hoạt động huấn luyện đã hoàn thành trước thời điểm đề nghị hỗ trợ huấn luyện và không quá 01 năm trở về trước kể từ năm đề nghị hỗ trợ huấn luyện và người sử dụng lao động tham gia đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp liên tục cho người lao động từ thời điểm tổ chức huấn luyện đến thời điểm đề nghị hỗ trợ huấn luyện.
Theo đó, việc hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được thực hiện theo nguyên tắc nêu trên.
Người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Tại Điều 22 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Huấn luyện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
a) Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Huấn luyện nội dung nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động và nội dung kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động:
a) Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng hoặc tổ chức triển khai về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
b) Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động;
c) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, điểm b Khoản này và có ít nhất 05 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động.
3. Huấn luyện nội dung lý thuyết chuyên ngành:
a) Người có trình độ từ đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.
b) Người có trình độ cao đẳng có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.
4. Huấn luyện thực hành:
a) Huấn luyện thực hành nhóm 2: Người có trình độ từ cao đẳng trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện, thông thạo công việc thực hành đối với máy, thiết bị, hóa chất, công việc được áp dụng thực hành theo chương trình khung huấn luyện;
b) Huấn luyện thực hành nhóm 3: Người có trình độ từ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện; có ít nhất 03 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc làm công việc có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở phù hợp với công việc huấn luyện;
c) Huấn luyện thực hành nhóm 4: Người có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện hoặc người có thời gian làm việc thực tế ít nhất 03 năm trong chuyên ngành huấn luyện;
d) Huấn luyện thực hành sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động: Người có trình độ từ cao đẳng chuyên ngành y trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp tham gia công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc có trình độ bác sĩ;
đ) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, b, c Khoản này nhưng có ít nhất 04 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động thì được huấn luyện thực hành theo quy định tại các điểm a, b, c Khoản này phù hợp với kinh nghiệm.
...
Như vậy, người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nếu muốn tiến hành huấn luyện cho các nhóm người tham gia trên thực tế thì cần đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định trên.
Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động được hỗ trợ chi phí huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thế nào?
Tiêu chuẩn trở thành người huấn luyện nội dung nghiệp vụ công tác an toàn vệ sinh lao động là gì?
Người đứng đầu cơ sở sản xuất, kinh doanh có phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động không?
Tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì? Tiêu chuẩn trở thành kiểm định viên là gì?
Mức hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tối đa doanh nghiệp được nhận là bao nhiêu?
Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là mẫu nào?
Công ty tự tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng điều kiện gì?
Thời hạn trả kết quả cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tự huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là bao lâu?
Doanh nghiệp cung cấp kết quả huấn luyện an toàn vệ sinh lao động không đúng với nội dung huấn luyện bị xử phạt thế nào?
Doanh nghiệp không tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người tập nghề thì bị phạt bao nhiêu?
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?