Người lao động có được đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng hình thức online không?
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không nằm trong nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đều có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Mặt khác, tại khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng quyền lợi từ 02 chế độ hưu trí và tử tuất như đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng quyền lợi và các khoản tiền trợ cấp sau:
- Hưu trí
- Tử tuất
- Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định
Như vậy, so với chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng ít quyền lợi hơn khi người tham gia sẽ không được hưởng các chế độ ốm đau, chế thai sản và chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, với hình thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng mang lại một số lợi ích nhất định cho người tham gia như:
- Phương thức, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyên linh hoạt
- Giúp người dân không đủ điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể tiếp tục đóng bảo hiểm để hưởng lương khi về già.
Người lao động có được đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng hình thức online không? (Hình từ Internet)
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động được quy định như thế nào?
Căn Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, được hướng dẫn bởi Điều 8 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như sau:
- Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
+ Đóng hằng tháng;
+ Đóng 03 tháng một lần;
+ Đóng 06 tháng một lần;
+ Đóng 12 tháng một lần;
+ Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
+ Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo phương thức 1, 2, 3, 4, 5 cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo phương thức 6.
Người lao động có được đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng hình thức online không?
Căn cứ Quyết định 422/QĐ-TTG năm 2022 về phê duyệt danh mục dịch vụ công trực tuyến tích hợp, cung cấp trên cổng dịch vụ công quốc gia năm 2022 và Quy trình đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên cổng dịch vụ công theo Quyết định 422/QĐ-TTG năm 2022 của thủ tướng chính phủ phê duyệt danh mục dịch vụ công trực tuyến tích hợp, cung cấp trên cổng dịch vụ công quốc gia năm 2022 ban hành kèm theo Quyết định 3511/QĐ-BHXH năm 2022:
Người tham gia có thể thực hiện đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện trực tiếp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html.
Ngoài ra, căn cứ Quyết định 241/QĐ-TTg năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thực hiện đẩy mạnh chi trả dịch vụ an sinh xã hội qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
Theo thông tin từ BHXH Việt Nam thì hiện nay bằng cách kết hợp với một số ngân hàng như: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế hộ gia đình có thể thực hiện các giao dịch ngay trên ứng dụng trực tuyến của các ngân hàng một cách thuận tiện, nhanh chóng.
Bạn chỉ cần truy cập một trong các ứng dụng VCB Digibank của Vietcombank, BIDV Smart Banking của BIDV hoặc MB Bank của MB và thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Đăng nhập ứng dụng trên điện thoại, chọn mục Thanh toán, chọn Bảo hiểm xã hội cho cá nhân.
Bước 2: Lựa chọn nhà cung cấp Bảo hiểm xã hội Việt Nam, sau đó lựa chọn loại hình dịch vụ đóng tiếp Bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc gia hạn thẻ Bảo hiểm y tế mà bạn muốn thực hiện trong mục Chọn dịch vụ, nhập số sổ Bảo hiểm xã hội/ số thẻ Bảo hiểm y tế, kiểm tra thông tin thanh toán.
Bước 3: Nhấn Xác nhận để xác thực mã OTP do Ngân hàng gửi để hoàn tất giao dịch và lựa chọn thanh toán Bảo hiểm xã hội cho cá nhân
Tóm lại, người lao động có được đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng hình thức online như các bước nêu trên
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?