Người lao động sau nghỉ việc có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo phương thức nào?
Người lao động sau nghỉ việc có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo phương thức nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định cụ thể như sau:
Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước từng thời kỳ, Chính phủ quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
a) Hằng tháng;
b) 03 tháng một lần;
c) 06 tháng một lần;
d) 12 tháng một lần;
đ) Một lần cho nhiều năm về sau với số tiền đóng thấp hơn số tiền đóng theo mức quy định tại khoản 1 Điều này;
e) Một lần cho thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu với số tiền đóng cao hơn số tiền đóng theo mức quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy khi nghỉ việc thì người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo phương thức đóng sau:
- Phương thức đóng hằng tháng;
- Phương thức đóng 03 tháng một lần;
- Phương thức đóng 06 tháng một lần;
- Phương thức đóng 12 tháng một lần;
- Đóng một lần cho nhiều năm về sau với số tiền đóng thấp hơn số tiền theo mức quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
- Đóng một lần cho thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu với số tiền đóng cao hơn số tiền đóng theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Người lao động sau nghỉ việc có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo phương thức nào? (Hình từ Internet)
Người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu?
Theo điểm 1.1 khoản 1 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định cụ thể như sau:
Phân cấp quản lý
1. Thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
1.1. BHXH huyện
a) Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của đơn vị đóng trụ sở trên địa bàn huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh.
b) Giải quyết các trường hợp truy thu, hoàn trả tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN do BHXH huyện trực tiếp thu.
c) Thu tiền hỗ trợ mức đóng BHYT, hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện của ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
d) Thu tiền đóng BHXH tự nguyện; thu tiền đóng BHYT của người tham gia BHYT cư trú trên địa bàn huyện.
đ) Thu tiền đóng BHYT của đối tượng do ngân sách nhà nước đóng; ghi thu tiền đóng BHYT của đối tượng do quỹ BHXH, quỹ BHTN đảm bảo, ngân sách trung ương hỗ trợ học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục do Bộ, cơ quan Trung ương quản lý theo phân cấp của BHXH tỉnh.
...
Như vậy người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể đến các điểm sau:
- Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú (có thể nơi tạm trú hoặc thường trú);
- Điểm thu, đại lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn đang ở.
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định cụ thể như sau:
Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước từng thời kỳ, Chính phủ quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
...
Theo đó thì mức đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng 22% mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Bên cạnh đó căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, khả năng ngân sách nhà nước từng thời kỳ, chính phủ quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025











- Công văn 1814: Chính thức tinh giản biên chế CBCCVC, cơ cấu lại đồng thời nâng cao chất lượng CBCCVC như thế nào?
- Thống nhất bãi bỏ toàn bộ hệ số lương, lương cơ sở, xác định mức lương mới của CBCCVC và LLVT thay thế trong bảng lương chiếm 70% tổng quỹ lương sau năm 2026 có đúng không?
- Quyết định nâng lương trước khi nghỉ hưu trước tuổi cho CBCCVC theo Công văn 1814, cụ thể thế nào?
- Cụ thể những ngày nghỉ Tết Âm lịch 2026 của người lao động và cán bộ công chức viên chức sẽ do ai quyết định?
- Lý do cán bộ công chức nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Nghị định 178 không thuộc đối tượng được nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu?