Người lao động bị tai nạn trong khi ăn giữa ca có được chế độ tai nạn lao động không?

Bị tai nạn trong khi ăn giữa ca thì người lao động có được chế độ tai nạn lao động hay không?

Người lao động bị tai nạn trong khi ăn giữa ca có được chế độ tai nạn lao động không?

Theo Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Theo đó người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật Lao động 2019 và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh.

Người lao động bị tai nạn trong khi ăn giữa ca có được chế độ tai nạn lao động không?

Người lao động bị tai nạn trong khi ăn giữa ca có được chế độ tai nạn lao động không? (Hình từ Internet)

Ngành nghề nào có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?

Theo Điều 8 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định:

Ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế.
2. Sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic.
3. Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại.
4. Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim.
5. Thi công công trình xây dựng.
6. Đóng và sửa chữa tàu biển.
7. Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
8. Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.
9. Sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày.
10. Tái chế phế liệu.
11. Vệ sinh môi trường.

Theo đó có 11 ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

- Khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế.

- Sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic.

- Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại.

- Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim.

- Thi công công trình xây dựng.

- Đóng và sửa chữa tàu biển.

- Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

- Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.

- Sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày.

- Tái chế phế liệu.

- Vệ sinh môi trường.

Các tai nạn lao động thường gặp đối với một số ngành nghề đặc thù là gì?

Theo khoản 2 Mục 2 Phần 5 Tài liệu kèm theo Quyết định 636/QĐ-BYT năm 2025 quy định các tai nạn lao động thường gặp đối với một số ngành nghề đặc thù như sau:

Ngành khai thác khoáng sản:

- Tai nạn do sập lò

- Tai nạn do bục nước

- Tai nạn do cháy nổ khí

- Tai nạn do điện giật

- Tai nạn do nổ mìn khai thác mỏ…

Ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng:

- Tai nạn rơi vật liệu: Đây là loại tai nạn phổ biến khi làm việc trong ngành xây dựng. Người lao động có thể bị thương do vật liệu rơi từ độ cao như tấm bê tông, gạch, đá hoặc các công cụ và thiết bị nặng khác.

- Tai nạn cắt, đâm: Trong quá trình cắt, khoan, hoặc xử lý các vật liệu xây dựng, người lao động có thể bị thương do lưỡi dao cắt, mũi khoan hoặc các công cụ sắc bén khác. Đâm vào các vật cứng như thép, gỗ hoặc đá cũng có thể xảy ra.

- Tai nạn va chạm: Trong môi trường làm việc đông người và sử dụng máy móc, tai nạn va chạm có thể xảy ra bao gồm: va chạm giữa các phương tiện vận chuyển như xe nâng, xe cẩu hoặc xe tải, cũng như va chạm giữa máy móc và người lao động.

- Tai nạn ngã từ độ cao: Khi làm việc trên cao như trên các giàn giáo, thang máy xây dựng hoặc các công trình trên cao, người lao động có nguy cơ ngã từ trên cao xuống, hoặc giàn giáo gãy đổ và bị thương tích nghiêm trọng.

- Tai nạn điện: Trong quá trình sử dụng các thiết bị điện, cấp điện và các công tắc điện, người lao động có thể bị điện giật hoặc gây ra các tai nạn liên quan đến điện.

- Tai nạn hóa chất: Ngành sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng nhiều chất hóa học như xi măng, dung môi và hợp chất phụ gia. Tai nạn có thể xảy ra do tiếp xúc trực tiếp với chất hóa học, hít phải khí độc, bỏng hoặc xảy ra cháy nổ.

Ngành cơ khí:

- Điện giật;

- Bị vấp ngã, va đập, đâm thủng;

- Quần áo, đầu tóc bị cuốn vào máy;

- Bị bỏng phoi, phoi bắn vào mắt;

- Bị thương ở tay, chân, trường hợp nặng có thể tử vong.

Ngành dệt may:

- Tai nạn về cháy, nổ

- Bị điện giật khi vô tình chạm vào dây điện bị hở hoặc máy móc bị rò điện.

- Các tai nạn trong quá trình cắt: máy cắt vào tay, kéo rơi trúng chân, kéo cắt vào tay.

- Tai nạn trong quá trình may: kim đâm

- Tai nạn trong quá trình là: bỏng nhiệt

- Bị cuốn vào trong máy trong lúc máy hoạt động do vô tình bị vướng tay áo hoặc tay vào cơ cấu chuyển động

- Hóa chất nhuộm văng bắn vào mắt, da gây dị ứng hoặc tổn thương.

- Bị xiên vào người khi chạm tay vào máy trong lúc máy thêu hoặc máy may đang hoạt động.

Ngành sản xuất giày dép:

- Cháy nổ từ các nguyên vật liệu sản xuất giày dép dễ bắt lửa.

- Keo dán và các loại hóa chất khi tiếp xúc với mắt và da sẽ gây tổn thương

- Dập vào tay, chân khi làm việc bất cẩn với máy ép thủy lực.

- Bị điện giật do máy móc bị hỏng, tự ý sửa chữa máy móc nhưng không có chuyên môn.

- Bị cuốn tay áo, quần, tóc, tay vào trong các bộ phận chuyển động của máy móc.

- Bỏng da do vô tình tiếp xúc với bộ phận tỏa nhiệt của máy ép.

Ngành y tế:

- Tai nạn về cháy, nổ bình oxy, bình hấp áp lực

- Bị điện giật khi vô tình chạm vào dây điện bị hở hoặc máy móc bị rò điện.

- Tai nạn do vật sắc nhọn trong quá trình thực hiện thủ thuật, thu gom rác thải y tế.

- Hóa chất sát trùng và khử khuẩn, hóa chất sử dụng trong các phòng xét nghiệm sinh hóa, huyết học…văng bắn vào mắt, da gây dị ứng hoặc tổn thương…

Chế độ tai nạn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Người lao động bị tai nạn trong khi ăn giữa ca có được chế độ tai nạn lao động không?
Lao động tiền lương
Lập hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động là trách nhiệm của người lao động hay người sử dụng lao động?
Lao động tiền lương
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn trong những trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Thời gian làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động được xác định thế nào?
Lao động tiền lương
Người lao động có được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn ngoài nơi làm việc không?
Lao động tiền lương
Người lao động có được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu bị tai nạn lao động ngoài giờ làm việc không?
Lao động tiền lương
Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động là bao lâu?
Lao động tiền lương
Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động khi nào?
Lao động tiền lương
Người lao động bị tai nạn do tự hủy hoại sức khỏe bản thân thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?
Lao động tiền lương
Có được hưởng chế độ tai nạn lao động khi đánh nhau chấn thương tại nơi làm việc?
Đi đến trang Tìm kiếm - Chế độ tai nạn lao động
2 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào