Người đứng đầu cơ sở sản xuất, kinh doanh có phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động không?
- Người đứng đầu cơ sở sản xuất, kinh doanh có phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động không?
- Nội dung huấn luyện an toàn lao động cho người đứng đầu cơ sở sản xuất, kinh doanh là gì?
- Tổng thời gian huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người đứng đầu cơ sở sản xuất, kinh doanh là bao lâu?
- Chương trình khung và chương trình, tài liệu huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được quy định thế nào?
Người đứng đầu cơ sở sản xuất, kinh doanh có phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động không?
Liên quan đến vấn đề này, theo quy định tại Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định:
Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Chiếu theo quy định trên, người đứng đầu cơ sở sản xuất, kinh doanh là một trong những đối tượng thuộc nhóm 1 trong 06 nhóm phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
Như vậy, người đứng đầu cơ sở sản xuất, kinh doanh bắt buộc phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
Người đứng đầu cơ sở sản xuất, kinh doanh có phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động không?
Nội dung huấn luyện an toàn lao động cho người đứng đầu cơ sở sản xuất, kinh doanh là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định:
Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Huấn luyện nhóm 1
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
...
Vì người đứng đầu cơ sở sản xuất, kinh doanh là đối tượng thuộc nhóm 1 khi tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, do đó nội dung huấn luyện an toàn lao động đối với người đứng đầu cơ sở sản xuất, kinh doanh bao gồm:
- Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
- Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
+ Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở;
+ Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
+ Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
Tổng thời gian huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người đứng đầu cơ sở sản xuất, kinh doanh là bao lâu?
theo Điều 19 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định:
Thời gian huấn luyện
Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu được quy định như sau:
1. Nhóm 1, nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
2. Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
3. Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
4. Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
5. Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, đối với đối tượng thuộc nhóm 1, tổng thời gian huấn luyện an toàn vệ sinh lao động ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
Chương trình khung và chương trình, tài liệu huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, chương trình khung và chương trình, tài liệu huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được quy định như sau:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành Chương trình khung chi tiết huấn luyện chuyên ngành, đặc thù theo Chương trình khung huấn luyện quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP;
- Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp tự huấn luyện căn cứ chương trình khung huấn luyện, xây dựng chương trình, tài liệu huấn luyện phù hợp với đặc điểm, điều kiện và yêu cầu thực tế huấn luyện.
>>> Tải Phụ lục IV (đã sửa đổi) tại đây: Tải về
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?