Nghị định 178: Cán bộ công chức viên chức tăng cường đến làm việc tại cơ quan Đảng Nhà nước được hưởng chế độ gì?
- Nghị định 178: Cán bộ công chức viên chức tăng cường đến làm việc tại cơ quan Đảng Nhà nước được hưởng chế độ gì?
- Có những chính sách nào để bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ công chức viên chức sau sắp xếp?
- Thời gian và tiền lương để hưởng chính sách, chế độ đối với cán bộ công chức viên chức được xác định như thế nào?
Nghị định 178: Cán bộ công chức viên chức tăng cường đến làm việc tại cơ quan Đảng Nhà nước được hưởng chế độ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở
Cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan trung ương và địa phương được cơ quan có thẩm quyền cử tăng cường đi công tác trong thời gian 03 năm ở cơ sở, được hưởng chính sách như sau:
1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đến làm việc tại cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, được hưởng các chế độ sau:
a) Được tiếp tục hưởng tiền lương (bao gồm cả các khoản phụ cấp lương) theo vị trí việc làm trước khi được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi.
b) Trợ cấp một lần bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác.
c) Trường hợp đơn vị công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng các chính sách, chế độ quy định tại Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (không hưởng trợ cấp quy định tại điểm b khoản này).
d) Sau khi cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ ở cơ sở, được tiếp nhận trở lại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cử đi hoặc được cơ quan có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp không thấp hơn vị trí việc làm trước khi đi tăng cường ở cơ sở; đồng thời, được hưởng các chính sách sau:
Được nâng lương vượt một bậc (thời điểm giữ bậc lương mới được tính theo thời điểm giữ bậc lương cũ) nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh.
Được bộ, ban, ngành và tỉnh xem xét khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng.
...
Theo đó thì cán bộ công chức viên chức tăng cường đến làm việc tại cơ quan Đảng Nhà nước được hưởng những chính sách như sau:
- Được tiếp tục hưởng tiền lương (bao gồm cả phụ cấp) theo vị trí việc làm trước khi cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi;
- Được nhận trợ cấp một lần bằng 10 tháng lương cơ sở;
- Được hưởng các chính sách, chế độ quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP nếu công tác ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn;
- Được tiếp nhận trở lại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cử đi hoặc được cơ quan có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp không thấp hơn vị trí việc làm trước khi đi tăng cường ở cơ sở sau khi hoàn thành tốt nhiệm vụ;
- Được nâng lương vượt một bậc nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh.
- Được bộ, ban, ngành và tỉnh xem xét khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng 2022.
Cán bộ công chức viên chức đi công tác ở các cơ quan trung ương và địa phương được hưởng chế độ gì? (Hình từ Internet)
Có những chính sách nào để bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ công chức viên chức sau sắp xếp?
Tại Điều 7 Thông tư 1/2025/TT-BNV quy định chính sách để bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ công chức viên chức sau sắp xếp là:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện rà soát, đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm sau sắp xếp đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
- Trên cơ sở đó, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030, trong đó tập trung trong năm 2025 để đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ theo vị trí việc làm.
Thời gian và tiền lương để hưởng chính sách, chế độ đối với cán bộ công chức viên chức được xác định như thế nào?
Tại Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP quy định cụ thể về cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng chính sách, chế độ như sau:
- Thời gian nghỉ sớm để tính số tháng hưởng chế độ trợ cấp hưu trí một lần là thời gian kể từ thời điểm nghỉ hưu ghi tại quyết định nghỉ hưu đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II Nghị định 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ, tối đa 5 năm (60 tháng).
- Thời gian để tính trợ cấp thôi việc là thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang quy định tại Điều 1 Nghị định 178/2024/NĐ-CP
Trường hợp thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 05 năm trở lên thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc tối đa 05 năm (60 tháng).
Trường hợp thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 05 năm thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc bằng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Thời gian để tính trợ cấp theo số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 7, khoản 2 Điều 9 và khoản 2 Điều 10 Nghị định 178/2024/NĐ-CP là tổng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (theo sổ bảo hiểm xã hội của mỗi người) nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc làm hoặc chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc chưa hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ. Trường hợp tổng thời gian để tính trợ cấp có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 0,5 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.
- Thời gian để tính trợ cấp theo số năm nghỉ hưu trước tuổi quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, nếu có số tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 0,5 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.
- Thời điểm được dùng làm căn cứ để tính đủ tuổi đời hưởng chính sách, chế độ nghỉ việc là ngày 01 tháng sau liền kề với tháng sinh; trường hợp trong hồ sơ không xác định ngày, tháng sinh trong năm thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh.
- Tiền lương tháng hiện hưởng là tiền lương tháng liền kề trước khi nghỉ việc, bao gồm: Mức tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc hàm, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp hoặc mức lương theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động; các khoản phụ cấp lương (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang) và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương.











- Sĩ quan còn trên 05 năm đến đủ 10 năm hết hạn tuổi phục vụ cao nhất được tính tiền nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 ra sao tại đề xuất mới nhất?
- Ấn định thời điểm bãi bỏ hệ số lương của cán bộ, công chức, viên chức vào thời gian nào?
- Quyết định xây dựng mức lương mới khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu của CBCCVC và LLVT sau 2026 theo dự kiến như thế nào?
- Chốt Mức tiền mới cho CBCCVC và NLĐ nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 tại Thông tư 002, cụ thể cách tính tiền ra sao?
- Chính thức cán bộ công chức viên chức có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để chuyển đổi nghề nghiệp có mức ưu tiên thế nào theo Hướng dẫn 01?