Ngày vía Thần Tài là ngày nào? Đây có phải ngày nghỉ lễ tết của người lao động không?
Ngày vía Thần Tài là ngày nào?
Ngày vía Thần Tài rơi vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Đây là ngày quan trọng đối với những người làm kinh doanh, buôn bán, vì theo quan niệm dân gian, cúng Thần Tài vào ngày này sẽ mang lại may mắn, tài lộc cho cả năm.
Thần Tài là vị thần cai quản tài lộc, của cải trong tín ngưỡng dân gian, đặc biệt phổ biến trong văn hóa Việt Nam và Trung Quốc. Vào ngày vía Thần Tài, nhiều người thường mua vàng để lấy may, lau dọn bàn thờ Thần Tài, chuẩn bị lễ cúng với các món như heo quay, gà luộc, trứng, tôm, cua, hoa quả để cúng Thần Tài và khai trương để đón lộc đầu năm.
Ý nghĩa chính của Ngày Vía Thần Tài
- Cầu tài lộc, may mắn
+ Người làm ăn, buôn bán cúng Thần Tài để mong một năm phát đạt, doanh thu tăng trưởng.
+ Mua vàng vào ngày này được xem là cách "giữ vía" Thần Tài, giúp tiền bạc dồi dào, không thất thoát.
- Khởi đầu thuận lợi cho năm mới
+ Nhiều doanh nghiệp, cửa hàng chọn ngày này để khai trương, mở hàng, ký kết hợp đồng quan trọng.
+ Quan niệm cho rằng nếu đầu năm suôn sẻ, cả năm sẽ hanh thông.
- Thể hiện lòng thành kính, biết ơn
+ Dân gian tin rằng Thần Tài ban phước lộc cho những người chăm chỉ, thành tâm.
+ Cúng lễ là cách thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự phù hộ cho gia đình, công việc.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Ngày vía Thần Tài là ngày nào?
Đây có phải ngày nghỉ lễ tết của người lao động không?
Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng âm lịch) không phải là ngày nghỉ lễ tết của người lao động.
Đi làm vào ngày nghỉ lễ tết, người lao động nhận được mức lương cao hơn ngày làm việc bình thường như thế nào?
Căn cứ tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, khi làm việc vào ngày lễ tết, người lao động sẽ được trả tiền lương làm thêm giờ với mức lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ được hưởng.
Ngoài ra, nếu người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường. Đồng thời, nếu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ngày nghỉ lễ.
Như vậy, nếu đi làm vào ngày lễ tết, người lao động sẽ nhận được mức lương:
- Nếu làm việc vào ban ngày:
Người lao động sẽ nhận được 100% lương của ngày làm việc bình thường + 300% tiền lương ngày lễ.
Theo đó, nếu làm việc vào ban ngày ngày lễ tết, người lao động sẽ nhận được ít nhất 400% lương.
- Nếu làm việc thêm giờ vào ban đêm:
Người lao động sẽ nhận được 100% lương của ngày làm việc bình thường + 300% tiền lương ngày lễ + 30% lương làm việc vào ban đêm + 60% lương làm thêm giờ vào ban đêm.
Theo đó, nếu làm việc vào ban đêm ngày lễ tết, người lao động sẽ nhận được ít nhất 490% lương.
- Năm 2025, lương giáo viên THCS được điều chỉnh tăng theo đề xuất của Chính phủ nếu cân đối được nguồn Ngân sách nhà nước đúng không?
- Toàn bộ 05 bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang mở rộng qua hệ tiền lương ra sao?
- Chốt lương hưu theo đợt tăng lương hưu tại Nghị định 75 cho CBCCVC và người lao động gồm bao nhiêu mức, đó là mức nào?
- Hồ sơ xin việc bao gồm giấy tờ gì? Làm giả hồ sơ xin việc bị xử lý thế nào?
- Ngày vía Thần Tài 2025 rơi vào thứ mấy, ngày mấy? Đây có phải ngày nghỉ hưởng nguyên lương của NLĐ không?