Ngày Quốc tế Đàn ông có phải ngày 9/3 không? Lao động nam có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
Ngày Quốc tế Đàn ông có phải ngày 9 tháng 3 không?
Hiện nay chưa có quy định nào về ngày Quốc tế Đàn ông. Tuy nhiên, trên thế giới Ngày Quốc tế Đàn ông (IMD) được tổ chức vào ngày 19-11 hằng năm tại hơn 170 quốc gia như: Nam Phi, Áo, Đan Mạch, Ấn Độ, Singapore, Malta, Trinidad và Tobago, Jamaica..., với mục đích truyền bá nhận thức về hạnh phúc của nam giới và tôn vinh những đóng góp tích cực của họ đối với thế giới, gia đình và xã hội. Trong ngày này, các hình mẫu tích cực cũng được tôn vinh cũng như nâng cao nhận thức về sức khỏe của nam giới.
Nhiều hoạt động gây quỹ, hội nghị và triển lãm nghệ thuật khác được tổ chức vào Ngày Quốc tế Đàn ông. Nhiều người trên khắp thế giới cũng kỷ niệm Ngày Quốc tế Đàn ông bằng cách dành thời gian cho những người đàn ông trong gia đình, như cha, anh trai và con trai - những người đã trở thành hình mẫu tích cực và cảm ơn sự ủng hộ của họ. Điều quan trọng là phải khuyến khích nam giới nhận thức được các vấn đề sức khỏe của chính bản thân họ, từ đó khuyến khích lối sống lành mạnh.
Xem thêm: https://www.qdnd.vn/quoc-te/doi-song/ngay-quoc-te-dan-ong-19-11-ra-doi-nhu-the-nao-677945
Như vậy, dù Ngày Quốc tế Đàn ông được nhiều nơi trên thế giới thống nhất chọn ngày 19/11 làm ngày kỉ niệm chứ không phải là ngày 9 tháng 3.
Xem thêm:
Giỗ Tổ Hùng Vương 2024 người lao động được nghỉ hơn 01 ngày trong trường hợp nào?
Ngày Quốc tế Đàn ông có phải ngày 9/3 không? Lao động nam có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
Lao động nam có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, các ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động cả lao động nam, nữ được hưởng nguyên lương gồm có:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch).
- Tết Âm lịch: 05 ngày.
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch).
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch.
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy có thể thấy, ngày Quốc tế nam giới (19/11) tại Việt Nam không nằm trong danh sách những ngày nghỉ lễ do Nhà nước quy định. Chính vì thế, vào Quốc tế nam giới, lao động nam sẽ không được nghỉ lễ hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ hằng năm theo đó người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Bên cạnh đó, theo Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Nếu người lao động còn ngày phép năm thì vào ngày Quốc tế Đàn ông, lao động nam có thể sử dụng để hưởng nguyên lương vào ngày này.
Công việc nào ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản của lao động nam?
Căn cứ Phụ lục 2 Danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản của lao động nam theo quy định tại khoản 1 Điều 142 của Bộ luật lao động như sau:
1. Tiếp xúc trực tiếp với kim loại nặng như Cadimi (CD), chì (Pb), niken (Ni), thủy ngân (Hg) ...
2. Tiếp xúc với hóa chất công nghiệp như Benzene (C6H6); Toluene (C7H8); Xylene (C6H10), thuốc trừ sâu, diệt cỏ, dung môi hữu cơ, vật liệu sơn.
3. Tiếp xúc trực tiếp với sóng siêu âm cao tần như sóng ra-đa (radar)…
4. Vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu nhà máy điện hạt nhân.
5. Sử dụng chất phóng xạ.
6. Sản xuất chế biến chất phóng xạ.
7. Lưu trữ chất phóng xạ và xử lý, lưu trữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
8. Sử dụng thiết bị bức xạ, vận hành thiết bị chiếu xạ.
9. Đóng gói, vận chuyển chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân.
10. Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ.
11. Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử có khả năng tiếp xúc trực tiếp với bức xạ ion hóa.
Theo đó, lao động nam cần phải lưu ý kỹ các nghề nêu trên vì đây là những công việc có thể ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của lao động nam. Đồng thời, lao động nam khi làm công việc ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản cần lưu ý một số điều như sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con
...
2. Người lao động có trách nhiệm:
a) Tìm hiểu kỹ về nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con để xem xét, quyết định việc giao kết, sửa đổi, bổ sung và thực hiện hợp đồng lao động theo quy định;
b) Tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động khi làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con theo hợp đồng lao động.
Như vậy, khi làm các công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con người lao động nam trước và sau khi đảm nhận công việc cần có trách nhiệm như sau:
- Tìm hiểu kỹ về nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con để xem xét, quyết định việc giao kết, sửa đổi, bổ sung và thực hiện hợp đồng lao động theo quy định;
- Tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động khi làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con theo hợp đồng lao động.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?