Ngày 6 5 là ngày gì? Ngày 6 5 là ngày lễ được nghỉ hưởng nguyên lương của người lao động đúng không?
Ngày 6 5 là ngày gì?
Tại Quyết định 510/QĐ-TTg năm 2021 có quy định như sau:
Điều 1. Lấy ngày 06 tháng 5 hằng năm là ngày truyền thống của Thống kê Việt Nam với tên gọi là “Ngày Thống kê Việt Nam”.
Điều 2. Việc tổ chức kỷ niệm “Ngày Thống kê Việt Nam” phải bảo đảm theo đúng Nghị định số 111/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương; đồng thời bảo đảm thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả và tránh hình thức, giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua lao động, công tác, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tuân thủ luật pháp, khơi dậy và phát huy niềm vinh dự, tự hào, trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức, người lao động của ngành Thống kê Việt Nam nói riêng và người làm công tác thống kê trong cả nước nói chung.
Điều 3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào quy định hiện hành có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Ngày Thống kê Việt Nam theo đúng quy định tại Điều 2 của Quyết định này.
...
Theo đó, ngày 6 5 hằng năm được chọn là Ngày Thống kê Việt Nam. Đây là một dấu mốc quan trọng để ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của ngành Thống kê đối với sự phát triển của đất nước Việt Nam.
Ngày 6 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 61/SL thành lập Nha Thống kê Việt Nam, đánh dấu sự kiện lịch sử ngày thành lập cơ quan thống kê đầu tiên trong bộ máy nhà nước của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đây là bước khởi đầu cho quá trình xây dựng và phát triển của ngành Thống kê Việt Nam, với sứ mệnh cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội phục vụ cho việc lãnh đạo, chỉ đạo, và điều hành của Đảng và Nhà nước.
Ngày Thống kê Việt Nam không chỉ là cơ hội để nhớ về lịch sử hình thành và phát triển của ngành mà còn là dịp để khích lệ, động viên công chức, viên chức, và người lao động trong ngành thống kê, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật và tuân thủ luật pháp.
Đồng thời, ngày này cũng nhằm tăng cường nhận thức và đồng hành giữa các đối tượng cung cấp thông tin, sản xuất thông tin và sử dụng thông tin thống kê, góp phần sản xuất thông tin thống kê nhanh chóng và chính xác, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng thông tin thống kê.
Ngày 6 5 là ngày gì? Ngày 6 5 là ngày lễ được nghỉ hưởng nguyên lương của người lao động đúng không? (Hình từ Internet)
Ngày 6 5 có phải ngày lễ được nghỉ làm hưởng nguyên lương của người lao động không?
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, trong số các dịp nghỉ lễ của người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương thì không có Ngày Thống kê Việt Nam (ngày 6 5) dù đây là một ngày có ý nghĩa quan trọng của người Việt.
Do đó, Ngày Thống kê Việt Nam (ngày 6 5) không phải là ngày lễ được nghỉ làm hưởng nguyên lương của người lao động.
Người lao động được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương trong bao nhiêu ngày?
Tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1.Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2.Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3.Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo đó, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp sau đây:
- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
- Cha đẻ, mẹ đẻ chết: nghỉ 03 ngày;
- Cha nuôi, mẹ nuôi chết: nghỉ 03 ngày;
- Cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;
- Cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;
- Vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;
- Con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
- Cập nhật mức lương cơ bản mới khi cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang có đặc điểm gì sau khi bãi bỏ mức lương cơ sở?
- Lý do bãi bỏ lương cơ sở 2.34 triệu đồng của CBCCVC và LLVT là gì?
- Tăng lương giáo viên trường công lập theo kế hoạch mới so với mức lương theo lương cơ sở bao nhiêu?
- Kế hoạch tinh giản biên chế năm 2025 để cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào theo Kế hoạch 185?
- Bảng lương chính thức: 07 bảng lương theo lương cơ sở 2.34 hay 05 bảng lương cụ thể số tiền chiếm 70% tổng quỹ lương áp dụng cho CBCCVC và LLVT sau 2026?