Hoàn thiện danh sách sáp nhập tỉnh thành Việt Nam cần phải đảm bảo các tỉnh thành có đơn vị và diện tích như thế nào? Được bầu bao nhiêu đại biểu trong hội đồng nhân dân cấp tỉnh vùng cao?
Hoàn thiện danh sách sáp nhập tỉnh thành Việt Nam cần phải đảm bảo các tỉnh thành có đơn vị và diện tích như thế nào?
Hiện nay, tiêu chuẩn đơn vị và diện tích của các tỉnh thành Việt Nam được quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 như sau:
1. Tiêu chuẩn tỉnh thành:
- Quy mô dân số:
+ Tỉnh miền núi, vùng cao từ 900.000 người trở lên;
+Tỉnh không thuộc điểm a khoản này từ 1.400.000 người trở lên.
- Diện tích tự nhiên:
+ Tỉnh miền núi, vùng cao từ 8.000 km2 trở lên;
+ Tỉnh không thuộc điểm a khoản này từ 5.000 km2 trở lên.
(Theo Điều 1 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13)
2. Tiêu chuẩn thành phố trực thuộc trung ương:
- Quy mô dân số từ 1.000.000 người trở lên
- Diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên.
( Theo khoản 2 Điều 4 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 và khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15).
Bên cạnh đó, theo Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025 Tải về dự kiến sẽ sáp nhập 52 tỉnh thành gồm:
+ 4 thành phố: Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và
+ 48 tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hoà Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An và Cà Mau. Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Kiên Giang.
Để thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị về việc “sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã”, dự thảo Nghị quyết quy định về tiêu chí sắp xếp đối với ĐVHC cấp tỉnh và cấp xã theo hướng bám sát 06 tiêu chí đã được Bộ Chính trị xem xét, thống nhất, gồm:
(1) Diện tích tự nhiên;
(2) Quy mô dân số;
(3) Tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hoá, tôn giáo, dân tộc;
(4) Tiêu chí về địa kinh tế (trong đó đã bao gồm tiêu chí về vị trí địa lý, quy mô và trình độ phát triển kinh tế);
(5) Tiêu chí về địa chính trị;
(6) Tiêu chí về quốc phòng, an ninh.
Trong đó, tiêu chí diện tích tự nhiên và quy mô dân số được xác định theo quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15).
Đồng thời, dự thảo Nghị quyết cũng quy định không thực hiện sắp xếp đối với ĐVHC có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi hoặc ĐVHC có vị trí đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh và việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Như vậy, khi hoàn thiện danh sách sáp nhập tỉnh thành Việt Nam cần phải đảm bảo các tỉnh thành có đơn vị và diện tích như trên.
Xem thêm:
>>>>>>>> Chốt hoán đổi lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 của cán bộ công chức, viên chức và người lao động
>> Chốt nhóm CBCC không được hưởng chế độ theo Nghị định 178 và Nghị định 67 khi nghỉ hưu trước tuổi
>> Áp dụng thăng cấp bậc hàm vượt bậc đối với chiến sĩ công an nhân dân
>> Không chấp nhận giải quyết nghỉ thôi việc nếu cán bộ công chức thuộc trường hợp nào?
Hoàn thiện danh sách sáp nhập tỉnh thành Việt Nam cần phải đảm bảo các tỉnh thành có đơn vị và diện tích như thế nào? (Hình từ Internet)
Sáp nhập tỉnh thì đổi tên đơn vị hành chính cần thủ tục gì?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định trình tự, thủ tục thành lập sáp nhập tỉnh như sau:
1. Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:
- Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
3. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
4. Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
5. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
6. Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Được bầu bao nhiêu đại biểu trong hội đồng nhân dân cấp tỉnh vùng cao?
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định:
Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Việc xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Tỉnh miền núi, vùng cao có từ 500.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 500.000 dân thì cứ thêm 50.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 75 đại biểu;
b) Tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ 1.000.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 1.000.000 dân thì cứ thêm 70.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu;
c) Thành phố trực thuộc trung ương có từ 1.000.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 1.000.000 dân thì cứ thêm 60.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu;
d) Thành phố Hồ Chí Minh được bầu 95 đại biểu. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định của Luật Thủ đô.
...
Theo đó, hội đồng nhân dân cấp tỉnh vùng cao có từ 500.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 500.000 dân thì cứ thêm 50.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 75 đại biểu.











- Tải Mẫu thông báo nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 02 ngày? NLĐ nào được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 02 ngày?
- Mẫu thông báo nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 05 ngày? NLĐ nào được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 05 ngày?
- Chính thức thời điểm bãi bỏ lương cơ sở thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở, quy định này bắt đầu áp dụng từ khi nào?
- Hướng dẫn 01: Quyết định tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC phải đồng thời thực hiện nội dung gì?
- Công văn 03: Quyết định tăng biên chế cán bộ công chức cấp xã, dự kiến số lượng biên chế không quá 40 cán bộ, công chức trong trường hợp nào?