Mức trợ cấp thôi việc đối với công chức trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
Điều kiện để công chức trong quân đội nhân dân Việt Nam được hưởng trợ cấp thôi việc là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 148/2010/TT-BQP quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc, cụ thể như sau:
Chế độ trợ cấp thôi việc
1. Điều kiện hưởng trợ cấp
Công chức thôi việc do cá nhân có nguyện vọng, được thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp có thẩm quyền đồng ý: 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Cán bộ, công chức; suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội; hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc.
...
Theo đó, công chức trong quân đội nhân dân Việt Nam được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc khi thôi việc do cá nhân có nguyện vọng, được thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp có thẩm quyền đồng ý:
- 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ;
- Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
- Hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.
Mức trợ cấp thôi việc đối với công chức trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức trợ cấp thôi việc đối với công chức trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 148/2010/TT-BQP quy định về mức trợ cấp thôi việc đối với công chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam, cụ thể như sau:
Chế độ trợ cấp thôi việc
...
2. Mức trợ cấp
Công chức có đủ điều kiện nêu trên, khi thôi việc ngoài chế độ trợ cấp một lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, được trợ cấp thêm một khoản như sau:
Cứ mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên, xuất ngũ thì được trợ cấp bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng. Mức trợ cấp thấp nhất cũng bằng một tháng lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp một lần khi thôi việc được tính hưởng theo công thức sau:
Tổng số tiền được hưởng trợ cấp = Tổng thời gian đóng BHXH x 1/2 tháng x Tháng lương hiện hưởng
3. Cơ sở để tính trợ cấp
a) Tiền lương tháng tính hưởng:
Tiền lương tháng để tính hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 2 Điều này gồm: tiền lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
b) Thời gian tính hưởng:
Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 46/2010/NĐ-CP.
Ví dụ: Đồng chí Nguyễn Văn Tân, 32 tuổi, Kế toán cơ quan A, thời gian công tác có tham gia bảo hiểm xã hội là 14 năm 4 tháng, do điều kiện gia đình khó khăn đồng chí xin nghỉ việc và được đơn vị quyết định cho thôi việc kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2010. Tiền lương hiện hưởng của tháng liền kề trước khi đồng chí Tân thôi việc là: 3.416.400 đ (ngạch 06.030, bậc 3, hệ số 4,68).
Trước khi đồng chí Tân thôi việc, ngoài chế độ trợ cấp một lần được hưởng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp là:
14,5 năm x 1/2 tháng x 3.416.400 đồng = 24.768.900 đồng.
Theo đó công chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam có đủ điều kiện được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc thì khi thôi việc ngoài chế độ trợ cấp một lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, công chức còn được trợ cấp thêm một khoản sau đây:
Cứ mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên, xuất ngũ thì được trợ cấp bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng. Mức trợ cấp thấp nhất cũng bằng một tháng lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp một lần khi thôi việc được tính hưởng theo công thức sau:
Tổng số tiền được hưởng trợ cấp = Tổng thời gian đóng BHXH x 1/2 tháng x Tháng lương hiện hưởng
Thời gian nào tính hưởng trợ cấp thôi việc đối với công chức trong quân đội nhân dân Việt Nam?
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Thông tư 148/2010/TT-BQP quy định như sau:
Chế độ trợ cấp thôi việc
...
3. Cơ sở để tính trợ cấp
a) Tiền lương tháng tính hưởng:
Tiền lương tháng để tính hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 2 Điều này gồm: tiền lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
b) Thời gian tính hưởng:
Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 46/2010/NĐ-CP.
...
Đối chiếu Điều 6 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc
1. Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian tính theo năm có đóng bảo hiểm xã hội (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên, bao gồm:
a) Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội;
b) Thời gian làm việc trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;
c) Thời gian làm việc trong công ty nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
d) Thời gian làm việc theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao trong tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
đ) Thời gian được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng;
e) Thời gian nghỉ được hưởng lương theo pháp luật về lao động;
g) Thời gian nghỉ được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
h) Thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai;
i) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác theo quy định tại Điều 81 của Luật Cán bộ, công chức;
k) Thời gian được bố trí làm việc khi hưởng án treo, cải tạo không giam giữ theo bản án hoặc quyết định của Tòa án.
...
Theo đó thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc đối với công chức trong quân đội nhân dân Việt Nam là tổng thời gian tính theo năm có đóng bảo hiểm xã hội (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên, bao gồm các khoảng thời gian được nêu trên.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?