Mức trợ cấp phục vụ của người lao động bị suy giảm khả năng lao động hiện nay là bao nhiêu?
Mức trợ cấp phục vụ của người lao động bị suy giảm khả năng lao động hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Trợ cấp phục vụ
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 49 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.
Theo đó, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng trợ cấp hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.
Căn cứ tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở hiện nay là 2.340.000 đồng/tháng
Như vậy, mức trợ cấp phục vụ của người lao động bị suy giảm khả năng lao động hiện nay là 2.340.000 đồng
Mức trợ cấp phục vụ của người lao động bị suy giảm khả năng lao động hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thời điểm hưởng trợ cấp phục vụ khi bị suy giảm khả năng lao động là khi nào?
Căn cứ tại Điều 50 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Thời điểm hưởng trợ cấp
1. Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các điều 48, 49 và 52 của Luật này được tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú; trường hợp giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này, thời điểm trợ cấp được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng hoặc từ tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.
Trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sau đó không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thời điểm hưởng trợ cấp tính từ tháng người lao động được cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Trường hợp người lao động được đi giám định mức suy giảm khả năng lao động quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 47 của Luật này thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
Theo đó, thời điểm hưởng trợ cấp phục vụ khi bị suy giảm khả năng lao động được quy định như sau:
- Thời điểm hưởng trợ cấp phục vụ khi bị suy giảm khả năng lao động được tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú; trường hợp giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, thời điểm trợ cấp được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng hoặc từ tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.
Trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sau đó không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thời điểm hưởng trợ cấp tính từ tháng người lao động được cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
- Trường hợp người lao động được đi giám định mức suy giảm khả năng lao động quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
Hồ sơ để hưởng chế độ tai nạn lao động gồm những gì?
Căn cứ Điều 57 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Theo đó hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động gồm có:
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.





- Thống nhất toàn bộ mức lương mới của CBCCVC và LLVT khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng cao hay thấp hơn tiền lương hiện hưởng?
- Kỷ niệm lần đầu tiên ngày Quốc tế Lao động khi nào? Người lao động có được nghỉ vào ngày Quốc tế Lao động hay không?
- Sau sáp nhập tỉnh, hợp nhất tỉnh: Giải quyết cho nghỉ hưu trước tuổi đối với các trường hợp có đơn tự nguyện được xem xét đánh giá ngay theo Hướng dẫn 01, cụ thể thế nào?
- Quyết định ngừng áp dụng lương cơ sở, thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm 03 khoản tiền được thực hiện vào thời gian nào theo đề xuất?
- Đã có toàn bộ danh sách sáp nhập xã, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết 25/NQ-HĐND năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể thế nào?